Văn Yên liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/3/2021 | 1:41:32 PM

YênBái - Khắc phục tình trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ bằng hình thức liên kết trong sản xuất, huyện Văn Yên đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ giá giống, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của tỉnh theo các chương trình liên kết sản xuất...

UBND huyện Văn Yên đánh giá kết quả thực hiện Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm sắn gắn với canh tác bền vững trên đất dốc.
UBND huyện Văn Yên đánh giá kết quả thực hiện Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm sắn gắn với canh tác bền vững trên đất dốc.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; lựa chọn áp dụng các quy trình khoa học, hiệu quả như quy trình thâm canh lúa cải tiến SRI, sử dụng chế phẩm sinh học an toàn với môi trường; áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín, an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng con giống; đưa cơ giới hóa vào các khâu trong sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Năm 2020, huyện triển khai được nhiều dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm như Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm sắn gắn với canh tác bền vững trên đất dốc; Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm tre Bát độ; Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá tầm thương phẩm. 

Đến nay, một số mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt, điển hình như Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá tầm thương phẩm, tổng doanh thu năm đầu trên 1,6 tỷ đồng; mô hình nuôi cá tầm của Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu xây dựng theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, quy mô 24 bể, dung tích mỗi bể diện tích bình quân 20m vuông với tổng số lượng cá tầm thả giống 4.800 con/lứa, được áp dụng công nghệ theo quy trình nuôi cá tầm thương phẩm của Trung tâm quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Miền Bắc. 

Mặc dù mới năm đầu nuôi thử nghiệm nhưng doanh thu của Hợp tác xã đã đạt trên 1,6 tỷ đồng, thu về gần 900 triệu đồng lợi nhuận. 

Đối với dự án "Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm sắn gắn với canh tác bền vững trên đất dốc Văn Yên”, huyện thành lập các tổ hợp tác liên kết sản xuất sắn tại 5 xã: An Bình, Mậu Đông, Đông Cuông, Lâm Giang, Châu Quế Thượng; xây dựng 5 điểm canh tác phát triển giống sắn mới, kết hợp sử dụng băng sinh học chống xói mòn (băng cốt khí) bền vững trên đất dốc theo chuỗi giá trị có tổng diện tích 200 ha. 

Trong quá trình canh tác, các hộ dân tham gia chuỗi giá trị đã sử dụng giống sắn BK và Sa21-12 là giống sắn mới được Trường Đại học Nông - lâm thuộc Đại học Thái Nguyên kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có củ thuộc Viện Cây lương thực và cây thực phẩm nghiên cứu, chọn tạo. 

Qua quá trình canh tác, năng suất củ tươi thực tế đạt 47,5 tấn/ha, cao hơn 15-20 tấn so với năng suất giống sắn khác trồng tại địa phương. Tính theo giá được thu mua của Nhà máy Sắn Văn Yên tại thời điểm hiện tại thì 1 ha cho thu nhập trên 109 triệu đồng và được Nhà máy Sắn Văn Yên thu mua ổn định. 

Theo lãnh đạo huyện Văn Yên, các dự án sản xuất theo chuỗi giá trị đều được thực hiện từ nguồn vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới và vốn sự nghiệp kinh tế huyện. Trong những năm gần đây, các chương trình có quy mô lớn và đa dạng hơn nhưng cũng yêu cầu thủ tục khắt khe hơn. 

Theo đó, mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia dự án đều được huyện thẩm định, lựa chọn, trong đó phải đáp ứng về năng lực hỗ trợ sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Cách làm đó mặc dù mới đầu có những khó khăn nhất định nhưng sẽ đảm bảo sự bền vững trong quá trình thực hiện, đặc biệt là người dân yên tâm khi bỏ công sức đầu tư.

Anh Dũng

Tags Văn Yên chuỗi giá trị chế phẩm sinh học VietGAP

Các tin khác

Năm 2021, huyện Văn Chấn đặt mục tiêu trồng 3.490 ha rừng, tập trung chủ yếu là quế, keo, bồ đề… Ngay từ cuối năm 2020, huyện đã giao chỉ tiêu cụ thể cho các xã, thị trấn; tăng cường chỉ đạo trồng rừng sản xuất theo phương châm: trồng hết diện tích, trồng phân tán kết hợp với trồng tập trung, trồng đảm bảo kỹ thuật, kết hợp trồng rừng với khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kiểm tra mô hình lai ghép cây sơn tra giống.

Một trong những chương trình có tác động lớn, ảnh hưởng tích cực đến kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Yên Bái phải kể đến là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh kiểm tra diện tích rừng đã được cấp chứng chỉ FSC ở xã Tân Nguyên.

Năm 2020, huyện Yên Bình có trên 3.400 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC tại 2.410 hộ thuộc các xã: Xuân Long, Ngọc Chấn, Cảm Ân, Yên Thành, Vĩnh Kiên, Hán Đà. Con số phấn đấu tiếp theo của huyện năm 2021 là 3.000 ha.

Cục Thuế Yên Bái triển khai nhiệm vụ công tác tháng 3/2021.

Kết quả thu ngân sách do Cục Thuế tỉnh quản lý trong 2 tháng đầu năm 2021 ước đạt gần 459 tỷ đồng, bằng 12% dự toán tỉnh giao và tăng 3% so với cùng kỳ. Toàn ngành thuế đang nỗ lực triển khai khẩn trương các nhiệm vụ ngay từ đầu năm, đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người nộp thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục