YênBái - Giúp nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, có đầy đủ thông tin phục vụ sản xuất, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái trong 5 năm qua đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong ngành, các trung tâm dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, các ngành liên quan và các địa phương để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền thông qua nhiều hình thức.
|
Khuyến nông viên xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái phát tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi năm 2019.
|
Theo số liệu tổng hợp của Trung tâm từ năm 2015 - 2020, đã đăng tải 120 chuyên mục "Nhà nông cần biết” trên ấn phẩm Báo Yên Bái hàng ngày; phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh 143 chuyên mục "Khuyến nông”; đăng tải 480 tin, bài trên các báo Trung ương và địa phương, Bản tin "Khuyến nông Việt Nam” và "Khuyến nông Yên Bái”, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang Thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; xuất bản 14 số Bản tin "Khuyến nông Yên Bái” với số lượng 4.800 cuốn; xây dựng 3.000 tờ gấp kỹ thuật, sách kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông; tổ chức 2 diễn đàn nông nghiệp về chủ đề "Giải pháp phát triển cây ăn quả có múi theo hướng an toàn, bền vững” và "Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng an toàn, bền vững vùng trung du, miền núi phía Bắc”.
Ngoài ra, Trung tâm phối hợp đăng tải 112 lượt Bản tin giá cả thị trường nông, lâm sản trên Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Bản tin "Khuyến nông Yên Bái”, Trang Thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao. 5 năm qua, đã có 37 lớp đào tạo TOT cho 1.240 lượt cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông tham gia đồng thời Trung tâm tổ chức 196 lớp tập huấn kỹ thuật cho 7.792 lượt nông dân tham dự. Thông qua công tác đào tạo đã góp phần nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ và cộng tác viên khuyến nông gắn với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Các nội dung tập huấn kỹ thuật cho nông dân bảo đảm được yêu cầu về thời vụ, yêu cầu về các nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ đạo của ngành, của các địa phương, nhất là các cây trồng, vật nuôi trọng tâm theo các đề án thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Tạo sự tác động trực tiếp, chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhân rộng trong sản xuất, Trung tâm đã triển khai xây dựng 33 mô hình trình diễn khuyến nông, trong đó có 26 mô hình thuộc nguồn khuyến nông Trung ương, 7 mô hình thuộc nguồn ngân sách tỉnh; phối hợp với các viện, trường đại học triển khai thực hiện 2 mô hình nguồn khuyến nông Trung ương. Bằng nhiều hình thức như trao đổi trực tiếp, gọi điện thoại... đã giúp nông dân được cán bộ khuyến nông nhiệt tình tư vấn, cung cấp thông tin, trao đổi, giải quyết những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong sản xuất cũng như giới thiệu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, những địa chỉ cung ứng vật tư phục vụ sản xuất trên các lĩnh vực, ngành nghề được bà con quan tâm.
Bảo đảm đúng định hướng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, công tác thông tin hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái thực hiện hiệu quả, góp phần tích cực phục vụ cho sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, đóng góp hiệu quả vào quá trình xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và những kết quả đạt được của ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái trong 5 năm qua.
Nguyễn Thơm
Tags
Trung tâm Khuyến nông tỉnh
Yên Bái
hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất
Ngày nay, đi mua sắm, siêu thị, đi ăn uống hay nộp tiền điện, tiền nước, tiền học phí thay vì phải dùng tiền mặt nay lại chỉ cần điện thoại hoặc thẻ ngân hàng. Tiêu dùng không tiền mặt đang trở thành xu hướng mới, được nhiều người lựa chọn, nhất là những người trẻ.
Thực hiện Dự án Khuyến nông Trung ương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng và triển khai Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa theo hướng an toàn sinh học có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Yên Bái” năm 2020.
Giá vàng trong nước cùng đi lên phiên sáng 7/4 với mức điều chỉnh của thương hiệu SJC là 150.000 đồng mỗi lượng và vàng Rồng Thăng Long là 100.000 đồng/lượng.
Chưa khi nào Việt Nam lại có nhiều cái tên xuất hiện trong danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes đến vậy.