Việt Thành vào vụ dâu tằm

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/4/2021 | 7:51:48 AM

YênBái - Nghề trồng dâu nuôi tằm đã có ở Việt Thành khoảng 20 năm nay. Cây dâu được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương. Với sự kiên trì, bền bỉ của người dân cùng những chính sách hiệu quả trong quy hoạch, tạo chuỗi liên kết, nghề “ăn cơm đứng” ở Việt Thành đang phát triển theo hướng bền vững.

Cánh đồng dâu năng suất cao ở thôn Lan Đình, xã Việt Thành.
Cánh đồng dâu năng suất cao ở thôn Lan Đình, xã Việt Thành.


Ông Nguyễn Thế Ngữ, thôn Lan Đình, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên là một trong người đầu tiên đưa cây dâu vào trồng ở những chân ruộng lúa kém hiệu quả. Sau 20 năm, cây dâu con tằm đã trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình ông. Hiện tại, với gần 18 sào dâu để nuôi tằm bán kén, mỗi năm ông thu hàng chục triệu đồng. 

Lan Đình là thôn khởi điểm ở xã Việt Thành trồng dâu nuôi tằm và cũng là thôn có diện tích dâu tằm lớn nhất xã với khoảng 90 ha dâu và 97 hộ trồng dâu nuôi tằm. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, giá kén tằm giảm còn từ 50.000 - 60.000 đồng/kg nhưng người dân vẫn bám trụ với cây dâu con tằm. 

Bà Trần Thị Vân ở thôn Lan Đình cho hay: "Với 5 sào dâu hiện có, ở vụ tằm xuân này gia đình đưa vào nuôi 5 nong tằm, hiện nay giá kén ổn định ở mức trên 100.000 đồng/kg, hứa hẹn sẽ cho thu nhập khá ở vụ này”.

Kiên trì với cây dâu, con tằm, người dân ở Việt Thành không chỉ mở rộng diện tích; đưa các giống dâu có chất lượng và năng suất cao vào trồng mà còn chủ động áp dụng công nghệ mới vào nuôi tằm. Gia đình bà Lưu Thị Tuyết ở thôn Trúc Đình là một điển hình. Gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm đã lâu, hiện nay gia đình bà nuôi chuyên canh tằm giống. 

Thay vì nuôi tằm bằng nong, bà đã chuyển hoàn toàn sang nuôi tằm giống bằng khay nhựa. Gia đình bà cũng là trong 11 thành viên tham gia Hợp tác xã Dâu tằm của xã. Thành lập từ năm 2018, Hợp tác xã đã tạo đầu mối liên doanh, liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo phát triển bền vững. 

Theo bà Lê Thị Lụa - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã thì Việt Thành có gần 200 ha dâu. Ngay vụ xuân này, nhân dân đã trồng mới được 15,5 ha, vượt 155% so với kế hoạch. Nhân dân cũng đưa vào nuôi được trên 400 vòng tằm, phấn đấu sản lượng kén năm 2021 đạt trên 300 tấn, mang lại nguồn thu khoảng 30 tỷ đồng. 

Thanh Tiến - Thu Phượng (Trung tâm Truyền thông và Văn hóa Trấn Yên)

Tags Việt Thành Trấn Yên dâu tằm ăn cơm đứng

Các tin khác
Ảnh minh họa

Theo thống kê, huyện Văn Chấn hiện có 16.308 con trâu, 6.015 con bò, 66.565 con lợn, 26.780 con chó và 639.720 con gia cầm.

Chế biến dừa xuất khẩu tại nhà máy đóng gói Công ty Vina T&T Group, huyện Châu Thành (Bến Tre).

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I-2021 đạt 10,61 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong bối cảnh xuất khẩu nông sản vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì đây là những kết quả đáng ghi nhận, tạo tiền đề cho bứt phá trong thời gian tới.

Nhà máy Điện gió Trung Nam có quy mô lớn nhất Việt Nam

Ngày 16-4, Trungnam Group tổ chức khánh thành Nhà máy Điện gió Trung Nam ở xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

Đến ngày 16/4, Yên Bái tiếp tục ghi nhận thêm một ổ dịch viêm da nổi cục trên đàn bò ở hộ ông Hoàng Ngọc Sử, thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình. 2 trong số 4 con bò của gia đình có các triệu chứng lâm sàng của bệnh Viêm da nổi cục (VDNC). Cán bộ thú y đã tới kiểm tra và lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục