Giá vàng SJC vượt mốc 56 triệu đồng/lượng

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/4/2021 | 2:18:22 PM

Đà tăng liên tiếp của giá thế giới giúp vàng miếng trong nước hồi phục mạnh mẽ, trở lại ngưỡng 56 triệu đồng/lượng sau gần 2 tháng giao dịch dưới vùng giá này.

Giá vàng SJC trở lại mốc 56 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC trở lại mốc 56 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tăng thêm 800.000 đồng/lượng chỉ trong vòng 1 tuần trở lại đây. Lần gần nhất giá giao dịch ở mức 56 triệu đồng/lượng là vào đầu tháng 3.

Theo đó, trong phiên giao dịch sáng nay 22/4, Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng khu vực TP.HCM ở mức 55,68 - 56,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng lần lượt 250.000 đồng/lượng (mua vào) và 220.000 đồng/lượng (bán ra) so với phiên liền trước (21/4).

Tuy nhiên, đến 11h21, vàng miếng tại SJC giảm đôi chút, xuống còn 55,58 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,92 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tại thời điểm gần 11h, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 55,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56 triệu đồng/lượng (bán ra). Đến 11h24, Tập đoàn DOJI niêm yết vàng miếng SJC ở mức 55,60 - 55,95 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trong sáng nay, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận niêm yết giá mua vào vàng miếng ở 55,6 triệu/lượng và bán ra ở 56,1 triệu đồng, tăng 200.000 đồng/lượng (mua vào) và 300.000 đồng/lượng (bán ra) so với cuối ngày hôm qua.

(Theo VTC)

Các tin khác
Vào thời kỳ cao điểm, lực lượng kiểm lâm cùng người dân ở các bản ứng trực 24/24 giờ tại các điểm cao nhằm phát hiện kịp thời cháy rừng.

Mù Cang Chải là huyện thuộc vùng trọng điểm cháy rừng của tỉnh do diện tích rừng lớn, khí hậu khô hanh, gió lào thổi mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, tập quán canh tác nương rẫy của người dân... song nhiều năm gần đây không để xảy ra cháy rừng.

Nhiều hội viên nông dân huyện Văn Yên phát triển mô hình nuôi ong, thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

Những năm qua, Hội Nông dân huyện Văn Yên đã đẩy mạnh Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, thông qua các hoạt động hỗ trợ vay vốn, giống, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT)…

Diễn đàn Đầu tư phát triển vùng trung du và miền núi phía Bắc

Những sản phẩm có thế mạnh đặc trưng của địa phương rất cần cơ chế hình thành các chuỗi sản xuất công nghiệp, gắn công nghiệp khai thác với chế biến, chế tạo...

Người dân huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái thu hoạch măng tre Bát Độ.

Hiệu quả liên kết chuỗi giá trị đã giúp huyện miền núi Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trở thành “thủ phủ” tre Bát Độ. Đến nay có 1.495 hộ đồng bào đang thâm canh, chăm sóc trên 3.600 ha cho sản lượng măng tươi đạt trên 75.000 tấn, tương đương với 30.000 tấn măng thương phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục