Yên Bái: Diện mạo mới nhờ “135”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/4/2021 | 8:28:24 AM

YênBái - Những năm qua, việc triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) đã và đang tạo nên diện mạo mới ở nhiều vùng quê trên địa bàn huyện Trấn Yên. Đây cũng chính là động lực quan trọng để huyện đẩy nhanh công tác giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Cán bộ Phòng Dân tộc huyện Trấn Yên tuyên truyền các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cán bộ Phòng Dân tộc huyện Trấn Yên tuyên truyền các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Huyện Trấn Yên có diện tích tự nhiên gần 63.000 ha, với dân số hơn 87.000 người, gồm 16 dân tộc cùng sinh sống. Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện Trấn Yên đã cụ thể hóa thực hiện các chương trình, chính sách một cách thiết thực, hiệu quả. Qua đó, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS được giao lưu, trao đổi, nâng cao nhận thức và góp phần to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. 

Nếu như vài năm về trước, có tới 90% số hộ đồng bào Mông ở thôn Khe Ron, xã Hồng Ca phải nhận gạo cứu đói, hạ tầng cơ sở nghèo nàn, tình trạng sinh con thứ 3 luôn ở mức cao nhất huyện thì nay nhờ triển khai hiệu quả các dự án, chương trình hỗ trợ vùng đồng bào DTTS như: Chương trình 134, 135, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất… Khe Ron đã hình thành được vùng trồng quế gần 300 ha; vùng trồng tre Bát độ hơn 100 ha; các tuyến đường giao thông liên thôn, trục thôn, đường ngõ xóm được bê tông hóa gần 100%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm theo từng năm và trẻ em đến tuổi đều được đi học; các hủ tục trong việc cưới việc tang được loại bỏ; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 38 triệu đồng/năm và được công nhận là thôn NTM. 

Anh Vàng A Sò - Trưởng thôn Khe Ron chia sẻ: "Từ các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, tuyến đường hơn 7 km từ trung tâm xã đến thôn và một số tuyến nội thôn đã được kiên cố hóa đảm bảo cho người dân đi lại an toàn, thuận tiện trao đổi hàng hóa. Đặc biệt, trước đây cuộc sống của bà con luôn rơi vào cảnh chạy ăn từng bữa thì nay họ không còn bỏ ruộng đi làm nương, không phát rừng làm nương, không di cư tự do mà ổn định cuộc sống để lao động sản xuất. Trong thôn không còn nhà tạm, nhà dột nát; các hộ đã xây dựng đủ 3 công trình nhà tiêu, nhà tắm, bể nước hợp vệ sinh”.



Trồng tre măng Bát độ đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống kinh tế của bà con dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương trong huyện Trấn Yên. Ảnh T.L

Kiên Thành cũng là xã vùng 3 của huyện Trấn Yên. Những năm qua, các dự án của Chương trình 135 đã hỗ trợ cây, con giống mới, các loại máy nông nghiệp để tăng năng suất, giảm công lao động cho người dân. 

Từng là một trong những địa phương của huyện luôn phải nhận gạo cứu đói giáp hạt thì nay đồng bào các dân tộc xã Kiên Thành đã tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất cây lương thực có hạt; tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đặc biệt, từ khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã giúp xã vùng cao thuộc diện khó khăn này có những bứt phá mới trong tận dụng diện tích quỹ đất để nâng cao thu nhập. 

Hiện, Kiên Thành đã hình thành được 2 vùng sản xuất tập trung theo chuỗi liên kết mang lại giá trị kinh tế cao lớn nhất huyện, đó là vùng tre măng Bát độ gần 2.000 ha và vùng trồng quế hơn 2.700 ha. Từ 2 loại cây trồng này, người dân trong xã đã thu về trên 100 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ở Kiên Thành đạt gần 40 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 6,2%. 

Ông Dương Kim Hưng - Chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết: "Nhờ các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS đã góp phần tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại; phát huy tiềm năng, thế mạnh từng địa bàn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, nhất là thay đổi tập quán sản xuất truyền thống, lạc hậu. Ngoài ra, còn hỗ trợ vay vốn chăn nuôi trâu sinh sản, khai hoang ruộng, đào ao thả cá, xây dựng nhà ở và sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, đã giúp hàng trăm lượt hộ nghèo, cận nghèo của xã có vốn phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Trong giai đoạn 2017 - 2020, huyện Trấn Yên được Trung ương hỗ trợ hơn 30,4 tỷ đồng thực hiện các dự án: hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; nâng cao năng lực giám sát, đánh giá và truyền thông giảm nghèo; duy tu bảo dưỡng công trình; thực hiện hỗ trợ cho hàng ngàn lượt hộ dân với hàng trăm dự án được triển khai, tạo điều kiện tích cực cho đồng bào DTTS chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước thay đổi tập quán canh tác, lao động sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập. 

Điển hình như tiểu dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đã triển khai xây dựng và sửa chữa trên 80 công trình giao thông, thủy lợi, điện, văn hóa, giáo dục, nước sinh hoạt... trên địa bàn các xã thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Đặc biệt, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo được triển khai có hiệu quả, người dân trong diện được thụ hưởng đúng, đủ, kịp thời. 

Trong giai đoạn 2017 - 2020, tiểu dự án này đã thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình 135 cho các xã, thôn ĐBKK với tổng kinh phí hơn 7,7 tỷ đồng. Các hạng mục thực hiện đạt hiệu quả thiết thực như: hỗ trợ 295 con trâu, bò giống sinh sản; giúp 221 hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô 3 con trở lên; hỗ trợ gần 2.000 hộ chăn nuôi gà quy mô 50 con/lứa, gần 500 máy móc, công cụ sản xuất và hỗ trợ xây dựng 15 nhà nuôi tằm, hơn 50 ha giống cây ăn quả và cây quế...  

Ông Phan An Tuấn - Trưởng phòng Dân tộc huyện Trấn Yên cho biết: "Việc triển khai chính sách hỗ trợ đã thực hiện theo chủ trương, mục tiêu và đạt được những kết quả đáng kể, phù hợp với nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo xã ĐBKK và các xã có thôn ĐBKK được hỗ trợ phát triển sản xuất từng bước phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tiếp cận khoa học, kỹ thuật, đổi mới phương thức sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho người cho lao động, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước xóa đói giảm nghèo và góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM...”.

Được biết, các dự án hỗ trợ vùng dân tộc ở Trấn Yên được triển khai trên nguyên tắc công khai dân chủ. Việc đánh giá nhu cầu, nội dung các dự án được bàn bạc, quyết định từ cơ sở, quá trình tổ chức thực hiện được sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong giám sát đầu tư, tham gia ngày công, tham gia đối ứng... Nếu như năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Trấn Yên chiếm gần 25,8% tổng số hộ toàn huyện thì năm 2020 đã giảm còn 2,2%. Ông Nguyễn Thành Lê - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS ở vùng ĐBKK. Hợp phần hỗ trợ cơ sở hạ tầng đã góp phần mang lại diện mạo mới cho các xã còn khó khăn của huyện; các công trình giao thông, thủy lợi, lớp học được đầu tư xây dựng đều phát huy hiệu quả tốt. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã dần hình thành những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, nhiều hộ đồng bào DTTS đã phát triển kinh tế theo mô hình trang trại và dịch vụ nông nghiệp... 

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2021 - 2025, huyện Trấn Yên tiếp tục tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, phát triển nhanh kinh tế - xã hội các xã, thôn ĐBKK; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh.
 Anh Dũng






Tags Yên Bái chính sách hỗ trợ Nhà nước dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn xây dựng nông thôn mới

Các tin khác
Lực lượng chức năng huyện Lục Yên  tiêu huỷ bò mắc bệnh viêm da nổi cục.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên, tính đến ngày 28-4, trên địa bàn xã Minh Tiến tiếp tục phát sinh thêm 2 con bò bị mắc bệnh viêm da nổi cục.

Khách hàng giao dịch vàng miếng.

Giá vàng SJC phiên sáng 29/4 tăng cao nhất 200.000 đồng mỗi lượng; trong khi thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng cộng thêm 300.000 đồng/lượng.

Cam sành Lục Yên được canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và là sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc trưng của tỉnh Yên Bái. (Ảnh: T.L)

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM), sản xuất nông nghiệp Yên Bái đã vượt qua chính mình và giành được nhiều kết quả đáng trân trọng. Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa giá trị gia tăng cao, đời sống vật chất, tinh thần cư dân nông nghiệp nâng lên và đã có thêm nhiều vùng quê đáng sống.

Người chăn nuôi ở Lục Yên đã áp dụng nghiêm các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học (ảnh minh họa).

Để ngăn chặn dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò lây lan trên địa bàn, UBND huyện Lục Yên đã chỉ đạo cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện tiêm thí điểm hơn 600 liều vắc xin cho đàn trâu, bò tại xã Minh Tiến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục