Quy hoạch 27 cụm cảng thủy hành khách, 60 cụm cảng hàng hóa

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/6/2021 | 8:54:19 AM

Ngày 9-6, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, theo dự thảo quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được trình Bộ Giao thông vận tải, trong 10 năm tới, cả nước sẽ có 27 cụm cảng thủy hành khách lớn và 60 cụm cảng hàng hóa.

Bến phà Cần Giờ - Vũng Tàu.
Bến phà Cần Giờ - Vũng Tàu.

Về cảng hành khách, 27 cụm cảng thủy dự kiến có tổng công suất khoảng 36 triệu khách/năm. Trong đó, phía Bắc sẽ có 9 cụm cảng với công suất 5,85 triệu khách/năm, gồm có cụm cảng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình…

Miền Trung sẽ có 5 cụm cảng với tổng công suất 1,45 triệu khách/năm, gồm cụm cảng Hàm Rồng (Thanh Hóa), Bến Thủy (Nghệ An), Tòa Khâm (Huế), sông Hàn (Đà Nẵng), Cửa Đại - Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

Phía Nam sẽ có 13 cụm cảng với tổng công suất 29 triệu khách/năm, trong đó có cụm cảng khách TPHCM, Đồng Tháp, Rạch Giá, Cà Mau, Mỹ Tho, An Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre…

Về cảng hàng hóa, phía Bắc có 28 cụm cảng, miền Trung có 8 cụm cảng, miền Nam có 24 cụm cảng. Để phục vụ các cụm cảng này, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cũng quy hoạch các hành lang vận tải thủy phù hợp. 

Trong số các cảng, cụm cảng được quy hoạch đến năm 2030, nhiều cảng được đưa vào quy hoạch theo đề nghị của các địa phương. Nguồn vốn đầu tư các cụm cảng sẽ thực hiện theo hình thức xã hội hóa, đối tác công - tư.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Thu hoạch củ cải trắng ở Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Lâm Giang.

Lần đầu tiên, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Lâm Giang, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên đưa vào trồng củ cải trắng ở đất bãi phù sa ven sông Hồng.

Giải phóng mặt bằng đến đâu, thi công ngay đến đó đảm bảo tiến độ thi công các công trình.

Kiên quyết điều chỉnh, cắt giảm kế hoạch vốn đối với các dự án chậm triển khai, triển khai không đạt tiến độ; thay thế nhà thầu không đáp ứng năng lực, không bố trí nhân lực, tài chính, thiết bị máy móc như đã cam kết và hạn chế cho tham gia các gói thầu khác...

Ảnh minh họa

Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh vừa ban hành công văn yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm soát, ngăn chặn, xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật thủy sản (ĐVTS) và sản phẩm ĐVTS; trâu bò, các sản phẩm từ trâu bò từ nước ngoài vào Việt Nam.

Măng tươi Bát độ chuẩn bị đưa vào sơ chế

Huyện Trấn Yên hiện có 3.714,8 ha tre Bát độ, trong đó diện tích kinh doanh có hơn 3.000 ha. Sản lượng măng thương phẩm năm 2020 đạt 29.600 tấn, giá trị thu nhập gần 100 tỷ đồng. Tại huyện có 2 đơn vị thu mua chính là: Công ty TNHH Vạn Đạt và Công ty cổ phần Yên Thành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục