Không còn sắc xám đen lạnh lẽo của đá tai mèo, dưới cơn mưa rào tháng 6, Đồng Văn được phủ xanh nhờ những ruộng ngô trồng khắp nơi.
|
|
Với diện tích đa phần là đá tai mèo, cây ngô là cây lương thực chính của bốn huyện vùng cao Hà Giang, nơi đá chen đá, hiếm đất trồng trọt và khô hạn quanh năm. Ngô có giá trị vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như phát triển kinh tế của đồng bào vùng cao nơi đây, ngoài làm lương thực, ngô còn dùng cho chăn nuôi, làm mèn mén, bánh ngô hoặc chế biến rượu.
Nếu như du khách quen với hình ảnh mùa xuân cao nguyên đá có màu hồng của hoa đào, trắng của hoa mận, hoa lê, mùa thu là sắc tím hồng tam giác mạch, mùa đông màu vàng rực của hoa cải thì mùa hè lại là thời điểm của màu xanh. Mùa này từ Quản Bạ đến Yên Minh, từ Đồng Văn đến Mèo Vạc những con đường, núi đồi đều phủ màu xanh của ngô.
Thung lũng Đường Thượng đi về ngã ba Lũng Hồ trong tháng 6, với sức sống căng tràn, trù phú tốt tươi hiếm gặp ở các thời điểm khác trong năm.
Càng đi vào các bản làng nằm sâu trong vùng lõi cao nguyên đá Đồng Văn, bạn càng thấu hiểu được sức sống mãnh liệt vượt lên từ đá, khắc họa từ chính những cây cây ngô và đồng bào Mông nơi đây. Những đường uốn lượn như rắn trong màu xanh của những đồng ngô ở Lao Xa.
Việc thu hoạch ngô tùy vị trí địa lý từng huyện, mùa, lượng mưa, độ cao... nhưng thường diễn ra trong tháng 6, 7. Lúc thu hoạch cũng là lúc lựa chọn ngô giống cho vụ sau, người dân làm công việc đó ngay trên nương, chọn ngô giống xong để riêng đem về treo trên gác bếp.
Vào bất cứ một gia đình Mông, Dao, Lô Lô, Giáy, Pu Péo... nào trên cao nguyên đá Đồng Văn bạn đều sẽ thấy ngô chất đầy trên đầu hồi, dưới mái hiên, hay trong bếp... Ngô thường được phơi 3 - 4 nắng rồi phân loại, loại tốt để ăn và nấu rượu, làm bánh, loại xấu làm thức ăn gia súc.
(Theo Vnexpress)
Từ chỗ không có đường để vào thôn, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, bằng ý thức và trách nhiệm của bà con trong việc đóng góp công, của để mở đường, đến nay, thôn Làng Câu, xã Tân Hợp (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã có diện mạo hoàn toàn mới. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.
Từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP, nhiều nông sản, hàng hóa của các chủ thể đã nâng cao được giá trị, xây dựng được thương hiệu, mở rộng được thị trường. Đây chính là cơ hội để người dân địa phương ổn định thu nhập, tin tưởng vào chính sách xóa đói, giảm nghèo từ việc xây dựng thương hiệu cho nông sản, đồng thời cũng giúp Yên Bái xác định cần tập trung hơn nữa trong việc xây dựng sản phẩm OCOP.
Đến nay, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Văn Chấn là 503.129 triệu đồng, đạt 99,3% kế hoạch; tăng 37.301 triệu đồng so với năm 2020.
Nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, quản lý, vận hành hệ thống điện và kinh doanh, dịch vụ khách hàng, Công ty Điện lực Yên Bái (PCYB) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh (SXKD), quản lý vận hành lưới điện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và uy tín của ngành điện.