Nông dân Văn Chấn phát huy hiệu quả vốn vay

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/7/2021 | 1:50:15 PM

YênBái - Thực hiện phương châm lấy lợi ích kinh tế, quyền lợi thiết thực của hội viên, nông dân làm phương thức, động lực hoạt động, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Văn Chấn đã phát huy vai trò là cầu nối, hỗ trợ hội viên nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển kinh tế, mang lại hiệu quả rõ nét.

Mô hình nuôi dê ở thị trấn Sơn Thịnh mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập ổn định cho gia đình hội viên.
Mô hình nuôi dê ở thị trấn Sơn Thịnh mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập ổn định cho gia đình hội viên.

Gia đình anh Trần Văn Dương ở tổ dân phố Thác Hoa, thị trấn Sơn Thịnh trước đây là hộ nghèo, diện tích đất sản xuất ít nên vợ chồng anh Dương phải đi làm thuê, cuốc mướn để duy trì cuộc sống. Năm 2019, được HND thị trấn Sơn Thịnh giúp đỡ, gia đình anh Dương được vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để phát triển chăn nuôi trâu, bò. 

Ban đầu, gia đình anh chỉ mua được 2 con nghé, sau tự nhân giống sinh sản và đến nay mỗi năm xuất bán được từ 2 - 3 con nghé, trị giá khoảng 70 triệu đồng. Đầu năm 2021, được sự giúp đỡ từ anh em, bạn bè và số tiền tiết kiệm được từ chăn nuôi trâu, bò, gia đình anh Dương đã xây được ngôi nhà trị giá hơn 300 triệu đồng và đã thoát nghèo. 

Anh Trần Văn Dương chia sẻ: "Sự tiếp sức từ nguồn vốn vay ưu đãi chính là đòn bẩy giúp gia đình tôi vươn lên trong cuộc sống. Tôi mong, thời gian tới HND các cấp tiếp tục tạo điều kiện cho học nghề, tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi, trồng trọt để chúng tôi có thêm kiến thức áp dụng vào thực tế”. Cùng với gia đình anh Dương, đến nay, rất nhiều gia đình nông dân ở huyện Văn Chấn đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng nhờ được vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế. 

Anh Hoàng Mộng Khanh, thị trấn Sơn Thịnh cho biết: "Được vay 40 triệu đồng từ Qũy Hỗ trợ nông dân huyện để đầu tư nuôi dê, đến nay đời sống gia đình tôi đã đổi thay rõ nét. Ngoài cung cấp dê thịt cho các nhà hàng, quán ăn, gia đình tôi còn bán dê giống. Thời gian tới, tôi dự định sẽ mở rộng quy mô đàn dê lên gần 100 con để đáp ứng nhu cầu thị trường”.

Nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, HND huyện chủ động phối hợp với các ngân hàng triển khai cho HVND vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất. Giai đoạn (2015 - 2020), toàn huyện có gần 4.283 hộ hội viên vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện với tổng số tiền 119.823 triệu đồng; 363 hộ vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tổng số tiền 16.431 triệu đồng. Cùng với đó, HND huyện đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về giống, khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. 

Từ năm 2015 đến nay, các cấp HND huyện Văn Chấn đã phối hợp tổ chức 850 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho 35.800 lượt hội viên tham gia; mở 143 lớp đào tạo nghề cho 4.672 hội viên và tạo việc làm cho 3.265 người sau học nghề. 

Đồng chí Nguyễn Hồng Dương - Phó Chủ tịch HND huyện Văn Chấn cho biết: "Phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, nhiều hộ nông dân đã chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Qua đó, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập gia đình mà còn giúp huyện hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả có múi (cam, quýt), vùng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, cánh đồng một giống sản xuất bằng giống lúa Séng cù, lúa nếp đặc sản Tú Lệ”. 

Hiện tại, toàn huyện có hơn 47.500 lượt hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 4 cấp. Trong đó, cấp cơ sở có 35.233 lượt hộ, cấp huyện có 10.235 lượt hộ, cấp tỉnh 1.845 lượt hộ, cấp trung ương 232 hộ. Số hộ có thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng là 2.302 hộ; thu nhập 300 - 500 triệu đồng là 366 hộ; thu nhập từ 500 - 1tỷ đồng là 176 hộ; từ 1 tỷ đồng trở lên có 7 hộ. 

Với nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất đã cho thấy hiệu quả hoạt động của các cấp HND trong huyện đóng góp thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo của địa phương. 

Hồng Oanh

Tags Nông dân Văn Chấn phát huy hiệu quả vốn vay

Các tin khác
Nông dân huyện Trạm Tấu chủ động tiêm phòng vắc - xin cho vật nuôi để phòng, chống dịch bệnh.

Dù năm nay, huyện Trạm Tấu không còn được hỗ trợ tiêm phòng 3 loại vắc - xin tụ huyết trùng trâu bò, dại chó và 3 trong 1 cho lợn, nhưng với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, đơn vị nông nghiệp, các xã, thị trấn trong tuyên truyền, vận động, người dân trên địa bàn huyện đã chủ động đăng ký, tự chi trả kinh phí tiêm phòng để bảo vệ đàn gia súc.

Cán bộ thị trấn Nông trường Liên Sơn trao đổi với nhân dân về kỹ thuật thu hái chè.

Thị trấn Nông trường Liên Sơn là địa phương có diện tích chè lớn nhất huyện Văn Chấn với diện tích 500 ha; trong đó, 480 ha là chè kinh doanh còn lại là diện tích chè kiến thiết cơ bản.

Mô hình trồng thanh long ruột đỏ xã Yên Thắng.

Gần đây, nông dân một số xã trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) đã mạnh dạn chuyển đổi đất vườn tạp kém hiệu quả sang trồng thanh long ruột đỏ, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Lưu thông hàng hoá 24/24 nhưng phải đảm bảo không làm lây lan dịch bệnh.

Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp phân luồng phương tiện vận tải hàng hóa bảo đảm thông suốt 24/24.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục