YênBái - Nghị quyết 69/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh quy định về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Nghị quyết 69) thiết thực, phù hợp với người dân huyện vùng cao Trạm Tấu, giúp người dân nâng cao thu nhập, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Nuôi trâu bò từ chục năm nay nhưng chỉ theo phương thức chăn nuôi truyền thống, từ năm 2019, gia đình anh Bùi Văn Nam, tổ dân phố số 2, thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu bắt đầu chuyển sang chăn nuôi theo quy mô trang trại. Gia đình anh là một trong nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Trạm Tấu đăng ký tham gia phát triển sản xuất theo chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết 69/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh quy định về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Nghị quyết 69).
Để 35 con trâu bò của gia đình phát triển khỏe mạnh, ngoài tận dụng lợi thế từng loại cây trồng đảm bảo nguồn thức ăn quanh năm cho trâu, bò, bổ sung thêm khoáng chất, anh Nam còn thường xuyên vệ sinh chuồng trại và tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ cho vật nuôi, nhất là thời điểm giao mùa dịch bệnh dễ phát sinh.
Gia đình chị Lò Thị Thon, bản Lừu 1, xã Hát Lừu, sau khi đăng ký chăn nuôi lợn theo Nghị quyết số 69 với quy mô từ 3 lợn nái, 20 lợn thịt, đã lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại ở nơi cao ráo, thoáng mát với diện tích hơn 100 m2. Đồng thời, chị thường xuyên dọn vệ sinh trong và xung quanh chuồng trại đảm bảo vệ sinh, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi.
Mô hình nuôi trâu bò của gia đình anh Bùi Văn Nam, thị trấn Trạm Tấu đăng ký tham gia phát triển sản xuất theo chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, huyện Trạm Tấu có 42 hộ đăng ký tham gia và được chia làm 2 đợt. Nhiều nhất ở các xã Trạm Tấu, Hát Lừu và Xà Hồ, các hộ tham gia ở các hạng mục hỗ trợ gồm: chăn nuôi trâu, bò có quy mô từ 10 con trở lên; chăn nuôi lợn nội, có quy mô 3 con lợn nái, 20 con lợn thịt trở lên; chăn nuôi gia cầm đặc sản địa phương có quy mô từ 300 con trở lên.
Thiết thực, phù hợp với người dân huyện vùng cao Trạm Tấu nên thời gian tới, huyện sẽ tăng cường tuyên truyền nội dung, chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 69 đến người dân trên địa bàn, nhân rộng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi gắn với phát huy thế mạnh đặc sản địa phương, hướng dẫn bà con phát triển chăn nuôi theo hướng tăng quy mô đàn. Đồng thời, tăng cường chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ kiến thức chăm sóc, phòng dịch, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi…, giúp người dân nâng cao thu nhập, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Xác định phát triển giao thông nông thôn (GTNT) phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo, gắn với xây dựng nông thôn mới, trong 5 năm qua 2016-2020, huyện Trấn Yên bê tông hóa 276,72 km đường GTNT, bằng 184,5% kế hoạch đề ra; mở mới 130 km đường vào khu vực sản xuất, xây dựng mới 217 công trình thoát nước trên các tuyến GTNT, để nối gần các thôn bản vùng sâu, các vùng sản xuất tập trung, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2021 giai đoạn 2 được thực hiện từ ngày 1/7/2021 nhằm thu thập thông tin của trên 32.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể và trên 170 cơ sở tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện khối lượng công việc này, tỉnh Yên Bái đã huy động trên 300 điều tra viên.