YênBái - Dạo quanh các siêu thị, trung tâm mua sắm lớn trên địa bàn thành phố Yên Bái, có thể thấy các mặt hàng Việt Nam hầu kín trên các kệ hàng. Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, nhưng các mặt hàng sản xuất trong nước không có biến động nhiều về giá, lại phong phú về chủng loại đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.
|
Hàng tiêu dùng Việt Nam được bày bán tại Trung tâm mua sắm Hằng Hiển.
|
Chị Trần Hương Lan ở phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái cho biết: "Tôi thường vào các siêu thị để mua sắm, bởi ở đó phần lớn là hàng Việt Nam, giá cả phù hợp, mẫu mã cũng đa dạng, chất lượng không kém gì hàng ngoại. Thời điểm này, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 song các mặt hàng không bị khan hiếm, tôi rất yên tâm".
Hiện nay, trong cơ cấu sản phẩm bày bán tại các siêu thị, trung tâm mua sắm thì hàng sản xuất trong nước đang được bày bán nhiều hơn dần thay thế hàng nhập, với những ưu điểm mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp hàng Việt Nam đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Anh Vương Đức Hoàn - Cửa hàng trưởng Siêu thị Vinmart+ số 2 đường Quang Trung, thành phố Yên Bái cho biết: "Nếu trước kia lượng hàng Việt Nam trong siêu thị chiếm khoảng 80% thì kể từ khi dịch bệnh, lượng hàng Việt lên tới trên 90%. Người tiêu dùng cũng hướng tới tìm các sản phẩm Việt có chứng nhận và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhiều hơn".
Bà Phạm Thu Hằng - chủ Trung tâm mua sắm Hằng Hiển, số 294, đường Đinh Tiên Hoàng, thành phố Yên Bái chia sẻ: "Do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, nên các mặt hàng nhập khẩu vừa khó nhập, vừa tăng giá. Chúng tôi chuyển hướng mạnh sang các mặt hàng Việt Nam chất lượng, người tiêu dùng rất hài lòng, lượng hàng bán cũng tăng theo”.
Không chỉ ở thành phố Yên Bái, trong các cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống tại các vùng nông thôn trong tỉnh, hàng Việt đã có "chỗ đứng” trong thị trường. Anh Lò Văn Hạnh ở xã Thạch Lương, thị xã Nghĩa Lộ là người mua hàng cho rằng, giá cả của hàng Việt Nam lại cạnh tranh mà đảm bảo chất lượng nên không có lý do gì mà không mua cả”. Theo anh Phạm Viết Khu - chủ cửa hàng tạp hóa xã Minh Quân, huyện Trấn Yên: "Giá cả của các mặt hàng nội địa vừa túi tiền của bà con, đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, nên bà con rất yên tâm về chất lượng".
Có thể nói, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã góp phần xây dựng ý thức và văn hóa tiêu dùng hàng Việt. Nhờ đó, những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 đã được tháo gỡ. Qua đây, các tầng lớp nhân dân cũng đồng lòng, chung sức biến khó khăn thành lợi thế cùng cả nước thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra.
Lê Thương
Theo đại diện các siêu thị tại TP Hồ Chí Minh, hiện lượng khách đến mua hàng tại các siêu thị đã giảm hơn so với hai ngày đầu thành phố thực hiện giãn cách. Tuy nhiên, một số cửa hàng tiện lợi vẫn hết hàng cục bộ do xuất hiện tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa.
Từ đầu tháng 5 đến nay, giá lợn hơi liên tục giảm, trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi, vắc xin không ngừng tăng. Tuy nhiên, giá thịt lợn tại các chợ lại không giảm, nhiều hộ chăn nuôi lợn lo lắng vì nguy cơ thua lỗ…
Sau hơn 3 tháng xuất hiện và lây lan, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn bò tại địa bàn 6 huyện, thành phố, cũng như bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xuất hiện trở lại từ trung tuần tháng 4. Đến nay, cả hai loại bệnh dịch này cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, nguy cơ dịch tiếp tục xuất hiện và lây lan vẫn cao.
Từ năm 2015 đến nay, kinh phí thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn huyện Văn Chấn đạt trên 162 tỷ đồng, huyện đã triển khai xây dựng 128 công trình như: giao thông, thủy lợi, điện, nước, nhà sinh hoạt cộng đồng…