Hai kịch bản cập nhật cho kinh tế Việt Nam năm 2021

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/7/2021 | 2:01:37 PM

Kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức 5,9% theo kịch bản 1 và 6,2% trong kịch bản 2.

Bước vào đầu năm 2021, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, những đợt dịch với những diễn biến phức tạp, nhất là đợi dịch thứ 4 bắt đầu từ cuối tháng 4 vừa qua, đã gây ra những khó khăn, thách thức lớn đối với nền kinh tế. (Ảnh minh họa)
Bước vào đầu năm 2021, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, những đợt dịch với những diễn biến phức tạp, nhất là đợi dịch thứ 4 bắt đầu từ cuối tháng 4 vừa qua, đã gây ra những khó khăn, thách thức lớn đối với nền kinh tế. (Ảnh minh họa)

Sáng nay (15/7), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo trực tuyến "Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021: Cải cách để phục hồi tăng trưởng bền vững” với sự hỗ trợ của Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform).

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM - nhấn mạnh: Tốc độ tăng GDP đạt 5,64% trong 6 tháng đầu năm 2021, trong đó quý I tăng 4,65% và quý II tăng 6,61%. Đà phục hồi tăng trưởng vẫn hiện hữu, mặc dù vậy, việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng cả năm 2021 ở mức 6,5% là thách thức rất lớn.

Kinh tế Việt Nam đã có quý đầu tiên mở rộng trong chu kỳ tăng trưởng và tiếp tục nằm trong nhóm duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức cao ở khu vực châu Á, TS. Hồng Minh cho hay.

Viện trưởng CIEM nhận định, trong 6 tháng đầu năm 2021, kinh tế toàn cầu phục hồi rõ nét hơn, dù chưa đồng đều giữa các nhóm nền kinh tế. Các nền kinh tế phát triển phục hồi khá mạnh mẽ, trong khi các quốc gia đang phát triển phục hồi chậm. Song, đà phục hồi kinh tế còn nhiều bất định, do rủi ro bùng phát các đợt dịch bệnh mới, diễn biến lây lan nhanh của các biến thể COVID-19 mới khiến nhiều quốc gia áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế; chậm trễ trong phổ biến vắc-xin và tiêm chủng; rủi ro nợ và áp lực lạm phát…

Trong báo cáo do nhóm nghiên cứu CIEM thực hiện, có 2 kịch bản được nêu ra cho nền kinh tế Việt Nam trong năm nay. 

Kịch bản 1: Dịch bệnh ở Việt Nam dự báo được kiểm soát vào tháng 10/2021, tạo điều kiện cho việc nối lại hoạt động sản xuất – kinh tế ở mức bình thường. Theo đó, kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,9%.

Kịch bản 2: Giữ nguyên hầu hết các giả thiết như trong kịch bản 1, chỉ khác ở chỗ dịch bệnh được khống chế sớm trong tháng 8/2021, và giả thiết tốc độ tăng GDP của thế giới, M2, tín dụng và giải ngân đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước ở mức cao hơn. Theo đó, kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 6,2%.


Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 16,4% trong kịch bản 1 và tăng 18,3% trong kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 4,2 tỷ USD và 5,4 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2021 lần lượt đạt 2,6% và 2,8%.

Đáng lưu ý, báo cáo của CIEM đưa ra một số đánh giá và định hướng chính sách với vấn đề di cư trong nước ở góc độ giới. Thực tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, kéo theo thay đổi cơ cấu lao động và gia tăng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị.

Trong quá trình đó, những vấn đề liên quan đến lao động di cư, thu nhập, và các vấn đề xã hội của người di cư ở góc độ giới được nhìn nhận và phân tích.

Báo cáo cũng đề xuất chính sách nhằm lồng ghép các yếu tố giới trong tái cơ cấu kinh tế, nhấn mạnh đến hạ tầng (cả cứng và mềm) đối với các địa phương tiếp nhận lao động di cư và cả địa phương có lao động xuất cư.

Viện trưởng CIEM Trần Thị Hồng Minh chỉ rõ, những ý kiến tranh biện về kịch bản diễn biến giá cả và yêu cầu kiểm soát lạm phát trong những tuần vừa qua phản ánh sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành và doanh nghiệp. Chính phủ tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, trên tinh thần đơn giản hóa điều kiện tiếp cận để các nhóm này trụ vững qua thời kỳ khó khăn./.

(Theo VOV)

Các tin khác
Cán bộ tín dụng Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên làm thủ tục vay vốn cho người dân.

Thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lục Yên đã nỗ lực trong triển khai các chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo các đối tượng chính sách khác…

Sản phẩm OCOP 4 sao “Bưởi Đại Minh”, huyện Yên Bình.

Hỗ trợ và thúc đẩy các sản phẩm OCOP năm 2021 trên địa bàn huyện Yên Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam đã thực hiện chương trình khảo sát, đánh giá thực trạng các sản phẩm. Qua đó, 8 sản phẩm đã được lựa chọn để tiến hành khảo sát.

Công nhân Công ty cổ phần Sứ Kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đẩy mạnh sản xuất đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu.

6 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt trên 1.642 tỷ đồng. Đây là tín hiệu khả quan khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức rất lớn đối với nền kinh tế và công tác thu ngân sách.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1163/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục