Yên Bình: Nhiều mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/7/2021 | 8:01:15 AM

YênBái - Hàng năm, qua bình xét, toàn Hội có gần 5.000 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp huyện Yên Bình hướng dẫn người dân trồng cây màu trên đất 2 vụ lúa.
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp huyện Yên Bình hướng dẫn người dân trồng cây màu trên đất 2 vụ lúa.

Ngay từ đầu năm, Hội Hội Nông dân huyện Yên Bình đã phát động các phong trào thi đua tới các cấp Hội, tổ chức ký kết giao ước thi đua với các chi hội và hội viên, thực hiện các phong trào thi đua trọng tâm là: "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, "Nông dân tham gia xây dựng NTM”… 

Để thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, Hội đã phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn, các ngành chức năng, vận động hội viên đổi mới cách nghĩ, cách làm; khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển sản xuất góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề; tư vấn hỗ trợ dạy nghề, vay vốn ưu đãi… 

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các cấp Hội đã phối hợp với các ngành, doanh nghiệp, tạo điều kiện cho hội viên vay vốn, cung ứng vật tư phân bón trả chậm; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT), xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ. 

Từ đó, nhiều mô hình hiệu quả, tấm gương nông dân làm giàu đã xuất hiện như: ông Hoàn Văn Liêm, xã Xuân Lai; ông Lê Mai Hiền, xã Tân Nguyên; ông Nguyễn Văn Đông, xã Đại Minh; ông Trần Văn Hòa, xã Tân Hương; Lưu Văn Tuất, xã Bảo Ái; Lý Văn Lợi, xã Yên Thành; ông Mai Văn Khoa, xã Cảm Ân… 

Ông Nguyễn Đức Vượng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: "Hàng năm, có trung bình 8.500 hội viên đăng ký thi đua SXKDG, qua bình xét, có gần 5.000 hộ đạt danh hiệu SXKDG. Hàng năm, hội viên đóng góp gần 10.000 ngày công, trên 300 triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp đường giao thông nông thôn (GTNT). 

Nhiều hộ hiến đất, cây hoa màu để mở rộng đường GTNT, điển hình như các ông: Nguyễn Văn Lộc, thôn Làng Mới, xã Mông Sơn, hiến 860 m2; La Văn Chí, thôn Đá Chồng, xã Đại Đồng, hiến 500 m2; Lương Thanh Bế, thôn Làng Quyên, xã Vũ Linh, hiến 206 m2… Đây là những tấm gương tiêu biểu được biểu dương và nhân rộng trong thời gian tới”.

Cùng với thực hiện các phong trào thi đua, thời gian gần đây, các cấp Hội cơ sở còn thực hiện tốt chương trình phối hợp ủy thác, tín chấp cho nông dân vay vốn và quản lý vốn gắn với công tác đào tạo nghề cho nông dân. 

Hội các cấp đã chủ động phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, thông qua 83 tổ tiết kiệm và vay vốn, tạo điều kiện cho 3.464 hộ vay với số tiền trên 141 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, thông qua 35 tổ tiết kiệm và vay vốn cho 676 hộ vay với số tiền trên 58 tỷ đồng để phát triển kinh tế. 

Từ các đồng vốn vay, hội viên đã chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, mở rộng mô hình trang trại, gia trại, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu, điển hình như hộ các ông: Nguyễn Văn Hồng, Đặng Văn An, xã Hán Đà; La Đình Bộ, Nông Văn Lập, xã Vũ Linh; Nguyễn Văn Quyết, xã Tân Hương; Nguyễn Văn Điện, xã Cảm Nhân… 

Từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân 3,83 tỷ đồng, Hội Nông dân huyện đã triển khai 10 dự án cho 76 hộ vay để phát triển kinh tế, điển hình như: ông Vũ Xuân Viên, xã Hán Đà nuôi 21 lồng cá trắm đen, doanh thu khoảng 400 triệu đồng/năm; ông Trần Quốc Đoàn, xã Vĩnh Kiên, nuôi 9 lồng cá ngạnh, thu nhập đạt 250 triệu đồng/năm; ông Trần Công Đồng, xã Mông Sơn nuôi 9 con bò sinh sản với giá trị trên 300 triệu đồng…

Những năm gần đây, số hộ SXKDG có quy mô sản xuất lớn ngày càng xuất hiện nhiều ở Yên Bình, tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương. Những hộ có kinh tế khá, giàu còn tích cực giúp hộ nghèo về vốn, kỹ thuật, cây, con giống. Từ các phong trào thi đua, hàng năm, nhiều tập thể, cá nhân được các cấp khen thưởng.

Thái Hưng

Tags Yên Bình Hội nông dân Yên Bình mô hình sản xuất kinh doanh giỏi

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Sau những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư (MTĐT), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Yên Bái liên tục được cải thiện và chuyển biến tích cực. Theo kết quả công bố PCI năm 2020 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỉnh Yên Bái xếp thứ hạng 33/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 6/14 tỉnh, thành khu vực miền núi phía Bắc…

Thời điểm này, người dân Trấn Yên đã thu hoạch trên 2.000 tấn măng thương phẩm với giá 3.500 đồng/kg măng ống, 4.000 đồng/kg măng ngọn. Ảnh: Khánh Linh.

Huyện Trấn Yên hiện có 3.714,8 ha tre măng Bát độ, tập trung tại các xã: Kiên Thành, Hồng Ca, Lương Thịnh, Hưng Khánh; trong đó, diện tích kinh doanh có hơn 3.000 ha. 2 đơn vị thu mua măng chính là Công ty TNHH Vạn Đạt và Công ty cổ phần Yên Thành.

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Vừa qua, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội đã họp đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị.

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo kinh tế tập thể tỉnh tại Hội nghị Ban Chỉ đạo kinh tế tập thể và Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh, đánh giá tình hình hoạt động khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm diễn ra sáng 21/7.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục