Yên Bái sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm: Tín hiệu tích cực từ các ngành mũi nhọn

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/7/2021 | 7:53:05 AM

YênBái - Năm 2021, nhiều ngành sản xuất công nghiệp (SXCN) tiếp tục chịu tác động do ảnh hưởng của dịch Covid -19. Tuy nhiên, với việc thực hiện các giải pháp thích ứng thị trường và các kịch bản linh hoạt trong kết nối cung cầu, tình hình SXCN trên địa bàn tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng khá.

Công nhân Công ty TNHH Sản xuất bao bì trong giờ sản xuất.
Công nhân Công ty TNHH Sản xuất bao bì trong giờ sản xuất.

Theo Cục Thống kê tỉnh, 6 tháng đầu năm, chỉ số SXCN toàn ngành tăng 7,64% so với cùng kỳ; trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 24,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,2%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 13,85%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,5%. 

Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh nhiều chuỗi cung cầu hàng hóa SXCN bị gián đoạn do nguyên liệu sản xuất khan hiếm và tăng cao; thị trường tiêu thụ có nhiều biến động. Trong đó, nhiều sản phẩm công nghiệp ghi nhận sản lượng tăng mạnh so với cùng kỳ như: quặng sắt và tinh sắt chưa nung kết tăng 72,23%; đá phiến tăng 9,92%; chè tăng 15,48%; gỗ dán tăng 6,75%; ván ép tăng 85,67%; giấy làm vàng mã tăng 7,26%; các loại đá lát, đá lát lề đường tăng 20,03%... 

May mặc là ngành sản xuất chịu tác động lớn bởi dịch Covid - 19; tuy nhiên, để chủ động thích ứng với các tình huống khó khăn đã được định hình từ trước, các doanh nghiệp (DN) may mặc đã nỗ lực kết nối, tìm kiếm thị trường, chuyển đổi mô hình sản xuất. Bên cạnh việc tìm kiếm thêm các thị trường thuận lợi tiêu thụ các mặt hàng truyền thống, trong năm 2021, nhiều DN cũng đã chủ động chuyển đổi lĩnh vực sản xuất sang các loại hàng hóa dễ tiêu thụ, phù hợp với nhu cầu làm việc tại nhà để đa dạng thị trường và cân đối việc làm, thu nhập cho người lao động. Sự linh hoạt, nhanh nhạy trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng đã giúp các DN thích ứng và đứng vững được trong hoàn cảnh khó khăn. 

Tại Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, xác định bối cảnh dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất truyền thống và nắm bắt nhu cầu thị trường; vì vậy, Công ty tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu là tiếp tục duy trì quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công nghệ, quan tâm chăm lo đời sống của công nhân lao động. 

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, Công ty thực hiện đốt 266 lò nung sứ, sản lượng đạt 2.339 tấn, bằng 73,1% kế hoạch năm, tăng 31% so với cùng kỳ; tỷ lệ thu hồi sản phẩm mộc bình quân đạt 80%, tỷ lệ thu hồi sản phẩm nung bình quân đạt 94,7%, doanh thu đạt 75,2 tỷ đồng, bằng 71,6% kế hoạch năm, tăng 25% so cùng kỳ, nộp ngân sách 6 tháng đạt 5,1 tỷ đồng, nộp bảo hiểm cho người lao động đạt 2,2 tỷ đồng, tiền lương bình quân toàn công ty 5 tháng đầu năm 2021 đạt 10,5 triệu đồng/người/tháng. Ông Nguyễn Thanh Hà - Tổng Giám đốc Công ty cho biết: để có được kết quả trên, lãnh đạo Công ty đã đề ra nhiều nhóm giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế. 

Theo đó, trên lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đầu tư - tài chính, Công ty đã giữ vững ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm; chú trọng cải tiến, đổi mới phương thức bán hàng, thanh toán tiền và cung cấp vật tư, dịch vụ. Đánh giá, lựa chọn đơn vị cung cấp vật tư, chống độc quyền trong việc cấp hàng hóa, chủ động tích cực tìm kiếm nhà cung cấp hàng hóa vật tư đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng, tiến độ cho sản xuất. Trên lĩnh vực kỹ thuật, sản xuất và quản lý chất lượng, đã đẩy mạnh thực hiện các giải pháp làm tăng tỷ lệ thu hồi sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất; thay đổi cải tiến công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thị trường và phát triển thị trường - sản phẩm mới kỹ thuật cao.

Đánh giá của Sở Công Thương cho thấy, trong bối cảnh khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng với sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, DN và sự ủng hộ của nhân dân, thời gian qua, ngành công nghiệp tỉnh đã có bước phát triển quan trọng, Chỉ số SXCN duy trì mức tăng trưởng khá. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh có quy mô sản xuất lớn, chất lượng ổn định, tạo được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước như: xi măng, gỗ, giấy đế, giấy vàng mã, bột đá, đá xẻ, chè, điện sản xuất... 

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, bất cập như: công nghiệp chưa có sự bứt phá mạnh mẽ, một số chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện chưa đạt yêu cầu đề ra; cơ cấu lại ngành công nghiệp còn chậm và chưa rõ nét; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển; chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu phục vụ cho xuất khẩu. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, dây chuyền công nghệ sản xuất chậm được đổi mới, chất lượng sản phẩm còn thấp, mẫu mã đơn giản,... hạ tầng giao thông còn bất cập, thiếu đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu thợ tay nghề cao; cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực đầu tư vào phát triển công nghiệp chưa phát huy được hiệu quả, việc huy động, bố trí các nguồn lực phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến thiếu mặt bằng sạch để thu hút đầu tư; chưa tạo ra nhiều chuỗi liên kết sản xuất, gia tăng giá trị các sản phẩm công nghiệp của tỉnh...

Để ngành công nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả, các địa phương cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh như: khai thác quặng kim loại, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại, sản xuất kim loại, sản xuất và phân phối điện...; đồng thời, trong thời gian tới các cấp, ngành cần có những giải pháp cụ thể khuyến khích và hỗ trợ các DN đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án SXCN, các dự án thủy điện, các dự án hạ tầng khu, Cụm công nghiệp Bảo Hưng và Cụm công nghiệp Minh Quân. Tiếp tục hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề gắn với chế biến, tiêu thụ nông lâm sản, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm và thu nhập cho lao động tại chỗ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trên cơ sở xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa ngành công nghiệp với nông nghiệp và các ngành dịch vụ liên quan như: thương mại, vận tải, logistics, xuất, nhập khẩu...
Quang Thiều

Tags Yên Bái sản xuất công nghiệp ngành mũi nhọn

Các tin khác
Chăn nuôi gà theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp MQ, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên.

Những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; vì vậy, ngoài thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh còn ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân phát triển sản xuất tăng thu nhập

Ảnh minh họa/internet.

Để tận dụng tốt nhất cơ hội về thuế quan, tăng lượng hàng xuất khẩu vào khu vực ASEAN, hàng hóa Việt Nam phải đảm bảo các quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ.

Ảnh minh họa (Ảnh: Quyết Thắng)

Căn cứ Công văn số 4977/TCĐBVN-VT, ngày 18/7/2021 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc hướng dẫn xây dựng “luồng xanh” vận tải ưu tiên cho phương tiện vận chuyển hàng hoá, vận chuyển công nhân, chuyên gia được lưu thông thông suốt 24/24h tại các địa phương thực hiện áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa qua, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Yên Bái đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn thực hiện đăng ký cấp Thẻ nhận diện phương tiện.

Công nhân một nhà máy điều ở Long An làm việc ngày 16/7, nơi đã tổ chức

Tình hình dịch phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp phải từ bỏ kế hoạch tuyển dụng, không ít ứng viên đang trong vòng phỏng vấn bị hoãn và nhiều lao động bị cắt giảm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục