Yên Bái đẩy nhanh các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/8/2021 | 7:39:11 AM

YênBái - Năm 2021, là năm đầu thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII (Nghị quyết 69) - Kỳ họp thứ 20.

Nông dân huyện Trấn Yên thu hoạch măng Bát độ. (Ảnh: Quyết Thắng).
Nông dân huyện Trấn Yên thu hoạch măng Bát độ. (Ảnh: Quyết Thắng).

Để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách cũng như bảo đảm thời gian rà soát nhu cầu đăng ký hỗ trợ tại cơ sở, tỉnh đã quy định phân bổ kinh phí thành 2 đợt. Theo đó, đợt 1 xong trước 30/3 và đợt 2 xong trước 30/6.

Để chính sách được thực hiện hiệu quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 69. Đồng thời, tổng hợp nhu cầu đăng ký đợt 1 với tổng kinh phí được phê duyệt 26.988 triệu đồng, gồm 7 dự án chuỗi giá trị/kinh phí 2.890 triệu đồng; trồng rừng 2.000 ha/kinh phí 4.000 triệu đồng; hỗ trợ 647 cơ sở chăn nuôi/kinh phí 14.694 triệu đồng; thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò 3.500 liều/kinh phí 1.404 triệu đồng; bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện mô hình mới và kinh phí quản lý là 4.000 triệu đồng. 

Các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, ban hành các văn bản triển khai, phân công nhiệm vụ cho các phòng, đơn vị chuyên môn quản lý, theo dõi, chỉ đạo thực hiện; ban hành quyết định phân bổ kinh phí chi tiết và phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng, tổ chức hướng dẫn thực hiện các nội dung đầu tư phát triển sản xuất theo nội dung đăng ký như: tổ chức xây dựng, sửa chữa chuồng trại, mua con giống chăn nuôi; tổ chức trồng rừng và triển khai các hạng mục của các dự án chuỗi giá trị.

Trong 6 tháng đầu năm, các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành quyết định phê duyệt danh sách đối tượng hỗ trợ sản xuất chăn nuôi, hướng dẫn người dân xây dựng, sửa chữa chuồng trại, tổ chức nhập đàn, hoàn thiện các thủ tục về thú y theo quy định và đã có khoảng 30% số hộ đi vào tổ chức chăn nuôi. 

Với sự hỗ trợ thực hiện các dự án liên kết chuỗi giá trị, hiện các địa phương đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị chủ trì dự án và các bên tham gia liên kết triển khai thực hiện các hạng mục đầu tư phát triển sản xuất theo thuyết minh được phê duyệt như: dự án tre măng Bát độ huyện Trấn Yên đã trồng 130 ha/kế hoạch 130 ha; các chuỗi chăn nuôi gia cầm đã ký kết xong hợp đồng cung ứng con giống... 

Về hỗ trợ cải tạo đàn trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt hàng dịch vụ công đối với Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và phê duyệt danh mục mua sắm vật tư để thực hiện 3.500 liều phối đạt trong năm 2021. 

Đến nay, đã tổ chức phối cho 1.561 trâu, bò cái sinh sản, đạt 44,6% kế hoạch. Hỗ trợ thực hiện các dự án mô hình mới, tỉnh đã phê duyệt 2 dự án mô hình mới "Liên kết sản xuất khoai sọ” với tổng kinh phí hỗ trợ là 1.022,3 triệu đồng. 

Cụ thể, dự án của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu 674,45 triệu đồng; dự án của Trung tâm Khuyến nông tỉnh 347,85 triệu đồng. Hiện nay, các đơn vị chủ trì dự án đã chỉ đạo, hướng dẫn hoàn thành trồng 15 ha khoai sọ theo mục tiêu dự án đề ra. 

Riêng hỗ trợ trồng rừng nguyên liệu, mới trồng được 331,3 ha/kế hoạch 2.000 ha tại huyện Yên Bình, đạt 16,5% kế hoạch. Nguyên nhân đạt thấp do năm 2021 là năm đầu triển khai thực hiện, quyết định phân bổ kinh phí mới được ban hành vào cuối thời vụ trồng. 

Trong khi đó, để tổ chức thực hiện trồng rừng phải tiến hành khảo sát lập hồ sơ thiết kế và thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định. Đối với diện tích còn lại hiện đang hoàn thiện hồ sơ thiết kế để tập trung trồng trong vụ thu năm 2021.

Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ của tỉnh, trong tháng 6/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai rà soát đăng ký nhu cầu kinh phí hỗ trợ sản xuất đợt 2 năm 2021; giao chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, gắn với việc phân công trách nhiệm cho từng tập thể, cá nhân phụ trách trong tổ chức thực hiện, góp phần hoàn thành tốt kịch bản tăng trưởng của ngành nông nghiệp năm 2021.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 đạt 4,03% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu cơ bản đều đạt từ 50% kế hoạch trở lên: sản lượng lương thực có hạt đạt 58,1% kế hoạch; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 53,4%; sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác 57,9%; trồng rừng đạt 82,4% kế hoạch...

Thành Trung

Tags Yên Bái hỗ trợ phát triển nông nghiệp chính sách hỗ trợ

Các tin khác
Thương hiệu Mật ong Mù Cang Chải được hình thành thông qua việc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý. Trong ảnh: Nông dân huyện Mù Cang Chải kiểm tra chất lượng đàn ong mật.

Vài năm gần đây, hàng loạt đặc sản địa phương của Yên Bái đã và đang được triển khai nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, hỗ trợ, khuyến khích xây dựng và định vị thương hiệu thông qua hình thức xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Đến nay, toàn tỉnh có 21 sản phẩm nông nghiệp đã được bảo hộ SHTT,

Xuất khẩu sản phẩm dệt may sang các nước CPTPP và EU tăng mạnh trong thời gian qua.

Việc tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mới đang mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho Việt Nam. Trong năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu đạt hơn 40 tỉ USD, sang các nước tham gia CPTPP đạt hơn 38,7 tỉ USD.

Chủ các cơ sở kinh doanh, nhân viên các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tham gia tập huấn phòng cháy, chữa cháy.

Có nhà mặt phố không chỉ thuận tiện cho việc đi lại mà trở thành một lợi thế lớn trên con đường phát triển kinh tế của các hộ gia đình. Tuy chưa có con số thống kê chính thức đưa ra, nhưng đại bộ phận các hộ ở thành phố, thị xã có nhà mặt phố đều tận dụng mở cửa hàng, cửa hiệu.

Nhân dân xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu chung sức bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với huyện đặc biệt khó khăn và thông qua các chương trình, dự án như: 30a; 135, chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn khác, huyện Trạm Tấu đã tích cực, chủ động huy động lồng ghép với các nguồn lực địa phương, nguồn xã hội hóa để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục