Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2021

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/8/2021 | 7:39:29 AM

Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 207/TB-VPCP thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 7, 7 tháng năm 2021 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2021.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện báo cáo, trong đó lưu ý: Báo cáo cần đánh giá tổng thể về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và nhìn lại 7 tháng đầu năm 2021 để có tính xuyên suốt và thể hiện rõ sự kế thừa, tiếp nối trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cấp, các ngành. Nội dung đánh giá phải bảo đảm khách quan, "không tô hồng", "không bôi đen", dựa trên các số liệu minh chứng cụ thể, thuyết phục.

Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 8 và các tháng còn lại của năm 2021, báo cáo cần nhấn mạnh các dự báo về bối cảnh tháng 8 và các tháng cuối năm 2021 rất khó khăn, kết quả phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch Covid-19 trong nước, cũng như trong khu vực, trên thế giới; việc bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội là thách thức lớn đối với công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cấp, các ngành... 

Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tháng 8 và những tháng cuối năm cần bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, trong đó nhấn mạnh: 

Tập trung phòng, chống dịch Covid-19 quyết liệt, hiệu quả, thực chất hơn, thực hiện nghiêm các quy định đã đề ra, tổng kết, hoàn thiện, bổ sung và có biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tiếp tục có chính sách để kịp thời, cụ thể, thiết thực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm cung ứng, bảo đảm phân phối và lưu thông hàng hóa, nhất là hàng thiết yếu tại các địa phương có dịch đang diễn biến phức tạp; xây dựng cơ chế, chính sách để huy động hiệu quả các nguồn lực ngoài nhà nước; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, khơi thông các nguồn lực cho phát triển…

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hoàn thiện tờ trình, báo cáo, trình Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ để cho ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chậm nhất ngày 9-8-2021.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Các phương tiện vận tải có Thẻ dán mã QR- Code khi đi qua các chốt kiểm dịch y tế trên địa bàn phải tuân thủ nghiêm các yêu cầu trong phòng, chống dịch Covid-19.

Trước yêu cầu bức thiết vừa phòng chống, dịch bệnh Covid-19 vừa thực hiện lưu thông cung ứng hàng hoá, phục vụ sản xuất, đời sống người dân, ngành giao thông vận tải Yên Bái đã, đang tích cực triển khai các biện pháp cấp Thẻ nhận diện phương tiện trên các “luồng xanh” vận tải cho các doanh nghiệp vận tải, nhà xe trong và ngoài địa bàn.

Thu hái chè Bát Tiên ở xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên.

Những năm gần đây, nông dân Yên Bái đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang các mô hình sản xuất nông sản sạch, sử dụng phân hữu cơ, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và cả môi trường sống.

Nông dân huyện Trấn Yên thu hoạch măng Bát độ. (Ảnh: Quyết Thắng).

Năm 2021, là năm đầu thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII (Nghị quyết 69) - Kỳ họp thứ 20.

Thương hiệu Mật ong Mù Cang Chải được hình thành thông qua việc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý. Trong ảnh: Nông dân huyện Mù Cang Chải kiểm tra chất lượng đàn ong mật.

Vài năm gần đây, hàng loạt đặc sản địa phương của Yên Bái đã và đang được triển khai nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, hỗ trợ, khuyến khích xây dựng và định vị thương hiệu thông qua hình thức xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Đến nay, toàn tỉnh có 21 sản phẩm nông nghiệp đã được bảo hộ SHTT,

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục