Chính phủ hỗ trợ gạo cho các địa phương thực hiện giãn cách xã hội

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/8/2021 | 2:05:07 PM

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc hỗ trợ gạo cho các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.

Ảnh minh họa - Bộ Công Thương.
Ảnh minh họa - Bộ Công Thương.

Văn bản nêu rõ, dịch bệnh COVID-19 có tốc độ lây lan nhanh, đã lan rộng ra nhiều địa phương và tiếp tục diễn biến khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, việc làm của người dân, đặc biệt là người lao động bị giãn, hoãn, ngừng việc, mất việc, mất thu nhập, không đảm bảo được đời sống, có nguy cơ bị thiếu đói.

Để thực hiện yêu cầu "không để ai thiếu ăn" tại Công điện số 1068/CĐ-TTg ngày 5/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội khẩn trương tổng hợp nhu cầu hỗ trợ gạo cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19, gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong ngày 17/8.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu hỗ trợ gạo của các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 18/8.

Ngày 16/8, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng đã ký Quyết định 1409/QĐ-TTg chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 4.117,8 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 năm 2021.

Cụ thể, Bình Phước được hỗ trợ 559,74 tấn gạo; Bạc Liêu - 636,975 tấn gạo; Sóc Trăng - 2.921,085 tấn gạo.

Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính có trách nhiệm xử lý cụ thể theo quy định; chịu trách nhiệm về thông tin và số liệu báo cáo.

Nếu sau khi thực hiện việc hỗ trợ mà người dân vẫn còn khó khăn thì Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng cần báo cáo vói Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tiếp tục hỗ trợ.

(Theo VTV)

Các tin khác

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị; là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Từ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các chủ thể nắm được nội dung cần thực hiện, đến nay, huyện Trấn Yên đã có 12 sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao được UBND tỉnh ra quyết định công nhận.

Xử lý nguyên liệu chế biến tại Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên. Ảnh: B.T

Là tỉnh miền núi, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp, những năm qua, Yên Bái luôn đặc biệt quan tâm, chỉ đạo và có nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể (KTTT), nhất là kinh tế hợp tác xã (HTX).

Hoàn thiện lắp camera giám sát trên xe vận tải trước ngày 31/12 để phòng dịch.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN-Bộ GTVT) vừa có văn bản yêu cầu Sở GTVT các địa phương đôn đốc thực hiện Nghị quyết số 66/2021 của Chính phủ về lắp camera giám sát theo Nghị định số 10/2020 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải.

Ảnh minh họa

Sáng 17/8, giá vàng SJC tăng lên mức 56,65- 57,35 triệu đồng/lượng theo đà tăng của vàng thế giới. Giá bán vàng SJC hiện cao hơn 7,96 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục