Yên Bái hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổ số hướng tới xây dựng nền kinh tế số

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/8/2021 | 9:49:12 AM

YênBái - Hướng tới xây dựng nền kinh tế số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng tới năm 2030.

Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đối với mỗi doanh nghiệp có ý nghĩa sống còn để phát triển (Ảnh minh họa)
Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đối với mỗi doanh nghiệp có ý nghĩa sống còn để phát triển (Ảnh minh họa)

Điều này được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 51-NQ/TU của Tỉnh ủy Yên Bái với mục tiêu năm 2025, kinh tế số đạt 20% GRDP và đến năm 2030 đạt 30% GRDP. Để đạt được mục tiêu này việc hỗ trợ CĐS đối với doanh nghiệp (DN) được xác định là điều kiện tiên quyết.

Theo đó, tỉnh Yên Bái xác định để xây dựng nền kinh tế số, cần xây dựng kế hoạch phổ biến kiến thức chung về xây dựng lộ trình và thực hiện chuyển đổi sang kinh tế số, giới thiệu và chia sẻ các bài học thành công của DN khi chuyển đổi qua kinh tế số ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, từ đó thúc đẩy CĐS tại các DN trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, toàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 2.500 DN, trong đó có 1.574 công ty trách nhiệm hữu hạn, 569 công ty cổ phần, 350 DN tư nhân, 31 DN FDI, 13 DN 100% vốn nước ngoài. Để hỗ trợ các DN CĐS, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ các DN tham gia Chương trình hỗ trợ DN CĐS giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và triển khai và tiếp cận với tài liệu hướng dẫn cung cấp kiến thức, lộ trình và chỉ dẫn giải pháp công nghệ về CĐS tại địa chỉ: http://ebook.business.gov.vn.

Đây là tài liệu hướng dẫn được xây dựng bởi các chuyên gia Chương trình hỗ trợ DN CĐS giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của DN nhỏ và vừa (LinkSME) triển khai thực hiện. Đây là tài liệu đầu tiên tổng kết được bản đồ các giải pháp công nghệ, đánh giá một cách độc lập tổng quan về ưu, nhược điểm của các giải pháp, so sánh mức độ sẵn sàng của các giải pháp trong nước và quốc tế trên thị trường Việt Nam để các DN tham khảo và tìm kiếm được giải pháp phù hợp nhất với điều kiện của DN mình. Từ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận được những kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu trong công tác CĐS.

Đồng thời, tỉnh Yên Bái cũng đã tiến hành tiến hành xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ các DN  nhỏ và vừa, DN ngành nghề truyền thống, DN sản xuất chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ trên các nền tảng số. Cùng với đó, tổ chức đào tạo cho các DN nhỏ và vừa để giúp họ tự đánh giá lại phương pháp sản xuất kinh doanh (SXKD), đánh giá lại chuỗi giá trị, mô hình kết nối với khách hàng để tự chuyển đổi phương pháp SXKD của mình theo phương thức mới…

Những  kết quả bước đầu

Với những nỗ lực đó, nhiều DN trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã bước đầu CĐS thành công, đem lại hiệu quả trong SXKD.

Điển hình như đối với Công ty Điện lực Yên Bái, công tác số hóa đã được thực hiện từ năm 2020 trong lĩnh vực kinh doanh bán điện như: Số hóa hợp đồng mua bán điện. Trong công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, Công ty Điện lực Yên Bái đã ứng dụng CNTT vào quản lý thông tin khách hàng, quản lý chỉ số điện và hóa đơn tiền điện thông qua các phần mềm như CMIS 3.0, CRM... Nhờ đó dữ liệu thông tin khách hàng bắt đầu được quản lý một cách có hệ thống, từng bước làm thay đổi phương thức kinh doanh điện.

Trên đà thực hiện CĐS đó Công ty Điện lực Yên Bái đã thực hiện quản lý hồ sơ, hợp đồng cung cấp dịch vụ điện cho khách hàng sang hình thức điện tử, triển khai giao dịch điện tử cho 11 dịch vụ về điện. Đồng thời, Công ty cũng kết nối cung cấp dịch vụ điện trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng hành chính công của tỉnh Yên Bái, tạo nhiều kênh giao dịch trực tuyến như website, ứng dụng trên thiết bị di động (app), trang EVNNPC trên Zalo… Công ty cũng đã ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quản trị khác như các phần mềm quản lý nhân sự, tiền lương, quản lý tài chính, kế toán, quản lý vật tư, tài sản... Việc ứng dụng hệ thống quản lý văn thư điện tử E-office là tiền đề thuận lợi để xây dựng văn phòng số hiện nay...

Cùng với việc hỗ trợ CĐS, để xây dựng nền kinh tế số, ngành chức năng tỉnh Yên Bái cũng tập trung hỗ trợ phát triển thương mại điện tử (TMĐT); Tăng cường tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng sàn giao dịch TMĐT, tạo cơ hội cho các DN tiếp cận các thông tin, cơ chế, chính sách của Nhà nước. Công tác tuyên truyền hội nhập kinh tế quốc tế được đổi mới với các hội nghị khuyến công, xúc tiến thương mại kết nối tiêu thụ sản phẩm trực tuyến với các tham tán thương mại tại các nước.

Đồng thời, Yên Bái cũng đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thông qua tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức về các công nghệ số, các loại mô hình kinh tế số đổi mới sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm của những DN trong từng lĩnh vực đang thành công nhờ các mô hình kinh doanh sáng tạo với công nghệ số…

Từ đó, tỉnh Yên Bái đặt ra mục tiêu bước đầu thúc đẩy phát triển 3-5 DN công nghệ số điển hình, từng bước hình thành hệ thống các DN công nghệ số của tỉnh nhằm góp phần thúc đẩy CĐS trong mọi hoạt động SXKD và tiêu dùng, tiến tới đưa các DN trên địa bàn tỉnh trở thành nòng cốt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng CĐS, phát triển nền kinh tế số.

(Theo ictvietnam.vn)

Tags Yên Bái hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổ số kinh tế số

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Bộ Y tế về công bố giá thị trường các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch COVID-19; đồng thời, báo cáo Thủ tướng chỉ đạo bộ này thường xuyên cập nhật và công khai thông tin giá thuốc, vật tư y tế để ổn định giá cả.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Trạm Tấu - Nghĩa Lộ hướng dẫn người dân phát dọn đường băng cản lửa.

Huyện Trạm Tấu có tổng diện tích tự nhiên trên 74.338 ha; trong đó, diện tích đất có rừng trên 46.000 ha, địa hình phức tạp, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng và sản xuất lương thực theo tập quán đốt nương làm rẫy nên nguy cơ cháy rừng rất cao.

Khu nghỉ dưỡng Dragonfly Nghĩa Lộ.

Thị xã Nghĩa Lộ tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối, mở rộng không gian đô thị, phát triển các khu đô thị mới, hạ tầng thương mại, thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế, hạ tầng nông thôn, chỉnh trang đô thị, trang hoàng đường phố... phấn đấu đến năm 2025, cơ bản đạt đô thị loại III.

Một trong những mô hình phát triển chăn nuôi gà thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao của Hội Cựu chiến binh huyện Mù Cang Chải.

Những năm qua, phong trào thi đua phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo luôn được các cấp hội và hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Mù Cang Chải triển khai, thực hiện tích cực. Hiện nay, nhiều hội viên đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục