Singapore rót vốn FDI vào Việt Nam nhiều nhất trong 8 tháng qua

  • Cập nhật: Chủ nhật, 29/8/2021 | 7:45:51 AM

Tính đến ngày 20/8/2021, Singapore dẫn đầu các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 6,2 tỷ USD, chiếm gần 32,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

(Ảnh minh họa: KT)
(Ảnh minh họa: KT)

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 19,12 tỷ USD, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Cùng với vốn đăng ký mới tiếp tục duy trì tăng thì vốn điều chỉnh cũng đã tăng nhẹ trở lại sau khi giảm trong 7 tháng. Chỉ có góp vốn, mua cổ phần vẫn tiếp tục giảm, song mức giảm cũng đang được cải thiện dần.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư FDI rót vốn vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 9,3 tỷ USD, chiếm 48,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,5 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt gần 1,6 tỷ USD và trên 734 triệu USD.

Theo đối tác đầu tư, đã có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 6,2 tỷ USD, chiếm gần 32,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 5% so với cùng kỳ 2020. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,2 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư, tăng 94,9% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc),…

Theo địa bàn đầu tư, vốn FDI đầu tư vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước, Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,6 tỷ USD, chiếm 18,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP.HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký gần 2,2 tỷ USD, chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ ba với gần 1,7 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội,…

Tính tới 20/8/2021, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 11,58 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dẫn tới một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất, vốn thực hiện trong tháng 8/2021 giảm 12,2% so với tháng 8/2020 và giảm 14,3% so với tháng 7/2021. Tuy nhiên, tính cả 8 tháng năm 2021 vốn thực hiện vẫn tăng nhẹ./.

(Theo VOV)

Các tin khác
Cán bộ EVN HANOI kiểm tra các trạm biến áp cấp điện trên địa bàn Hà Nội. (Ảnh TTXVN)

Các doanh nghiệp thủy sản, các DN sản xuất có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ USD có cơ sở sản xuất tại các tỉnh, thành phố thực hiện chỉ thị 16 sẽ được giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 5.

Việc vận hành phần mềm kê khai thông tin để nhận diện phương tiện thông qua mã QR code tự động sẽ giúp công tác lưu thông hàng hóa luồng xanh thuận tiện và an toàn hơn.

Bộ GTVT khẳng định, sẽ làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến tiêu cực

Sau khi một cán bộ của Vụ Vận tải thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam bị khởi tố liên quan đến cấp “luồng xanh” trái phép, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) đã có công điện gửi các đơn vị liên quan.

Các lái xe Yên Bái thực hiện in thẻ kèm mã QR-Code và dán lên kính xe, nhằm tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng và hạn chế tiếp xúc để ngăn sự lây lan dịch bệnh.

Căn cứ vào sự chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ngày 27/8/2021, Sở Giao thông Vận tải Yên Bái ban hành Văn bản số 1363/SGTVT-QLVT để thông báo và đề nghị các đơn vị có liên quan, hộ kinh doanh vận tải triển khai vận hành phần mềm kê khai thông tin Giấy (thẻ) chứng nhận phương tiện vận tải hàng hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục