Văn Chấn mong có giải pháp chế biến hoa quả, gỗ rừng trồng

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/9/2021 | 10:58:11 AM

YênBái - Huyện Văn Chấn có khoảng 3.000 ha cây ăn quả, sản lượng quả tươi đạt khoảng 14.000 tấn. Trong đó, 9 xã, thị trấn vùng ngoài có hơn 2.400 ha, chiếm trên 80% tổng diện tích cây ăn quả, sản lượng quả tươi đạt 8.900 tấn, chiếm 63,5% sản lượng toàn huyện.

Cam Văn Chấn đã được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Cam Văn Chấn đã được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Dự kiến, giai đoạn 2021-2025, toàn huyện trồng mới 400 ha cây ăn quả. Riêng các xã vùng ngoài trồng mới trên 150 ha, nâng tổng diện tích cây ăn quả của huyện đến năm 2025 là gần 3.500 ha, sản lượng ước đạt khoảng 18.000 tấn, riêng khu vực vùng ngoài của huyện ước đạt khoảng 11.500 tấn. 

Cùng với thế mạnh về cây ăn quả, Văn Chấn còn có 58.550 ha rừng trồng. Hàng năm, huyện trồng mới trên 3.500 ha. Giá trị sản xuất từ khai thác gỗ rừng trồng đóng góp 17,25% giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp. Trên địa bàn huyện có trên 50 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, sản phẩm chủ yếu là ván bóc và gỗ xẻ các loại với công suất: gỗ xẻ 10.000 m3/năm; ván bóc 50.000 m3/năm. 

Có thế mạnh về cây ăn quả và rừng trồng, nhưng việc tiêu thụ sản phẩm của huyện còn gặp nhiều khó khăn. Với cây ăn quả, diện tích lớn, năng suất, sản lượng quả tươi hàng năm đạt cao nhưng chủ yếu vẫn phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân, giá cả không ổn định, thường xuyên xảy ra tình trạng được mùa mất giá; sản phẩm chưa đưa được vào các hệ thống siêu thị trên cả nước, dẫn đến thu nhập của người dân trồng cây ăn quả không ổn định. 

Với các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, chủ yếu còn nhỏ lẻ, máy móc, thiết bị công nghệ còn lạc hậu, sản phẩm làm ra có giá trị thấp (chủ yếu là sơ chế); việc liên kết giữa các cơ sở chế biến với phát triển vùng nguyên liệu còn hạn chế. 

Kiến nghị và mong muốn của nhân dân Văn Chấn với trung ương, tỉnh là sớm có giải pháp đầu tư chế biến hoa quả để ổn định đầu ra cho sản phẩm quả tươi, đặc biệt là quả có múi của huyện Văn Chấn cũng như toàn tỉnh. Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao, quy mô lớn tại khu vực các xã vùng ngoài của huyện. Qua đó, giúp cho người dân nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Hồng Oanh

Tags chế biến hoa quả gỗ rừng trồng

Các tin khác
Công nhân PCYB kiểm tra trạm biến áp Nam Cường 2 (thành phố Yên Bái) và bảo dưỡng đường dây, đảm bảo cung cấp điện ổn định trước ngày Quốc khánh.

Để đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục trong dịp Quốc khánh 2/9/2021 và khai giảng năm học mới 2021-2022, Công ty Điện lực Yên Bái (PCYB) đã chỉ đạo các đơn vị điện lực trực thuộc đôn đốc kiểm tra toàn diện đường dây, trạm biến áp và tăng cường nhân lực ứng trực nhằm phục vụ tốt nhất các hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Không có điện, dầm cầu thôn Làng Tống, xã Túc Đán được hàn ở thị xã Nghĩa Lộ rồi bà con phải chung sức vận chuyển đường núi nhiều cây số đến chân công trình.

Những năm gần đây, các địa phương ở huyện vùng cao Trạm Tấu luôn tranh thủ tốt nguồn lực đầu tư của Nhà nước, các nhà tài trợ để chung sức vượt khó, xây nên những cây cầu, những tuyến đường mơ ước.

Vườn ươm cây giống tre măng Bát độ của gia đình ông Huỳnh Văn Đại ở xã An Bình, huyện Văn Yên.

Nhắc đến tre măng Bát độ, mọi người thường nghĩ đến huyện Trấn Yên. Song đến nay, tại huyện Văn Yên, đây cũng là một trong những cây trồng đã khẳng định hiệu quả sau 4 năm đưa vào trồng theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Các phương tiện vận tải chờ kiểm tra thủ tục tại Bến xe trung tâm Cần Thơ để vào TP Cần Thơ.

Tổng cục Thống kê cho biết, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động thương mại, vận tải và du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục