Doanh nghiệp ở Đồng Nai về quê đón hàng nghìn công nhân vào làm việc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/10/2021 | 2:38:54 PM

Các doanh nghiệp đông công nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có kế hoạch ra tận các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, các tỉnh miền Tây Nam để đón công nhân trở lại làm việc.

Công ty TNHH Changshin Việt Nam đang thiếu lao động phục hồi sản xuất.
Công ty TNHH Changshin Việt Nam đang thiếu lao động phục hồi sản xuất.

"Khát” công nhân phục vụ các đơn hàng lớn

Công ty TNHH Changshin Việt Nam (huyện Vĩnh Cửu) có hơn 40.000 công nhân lao động. Tuy nhiên, thời gian dịch bệnh vừa qua, hàng nghìn công nhân đã về quê  ở các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam Bộ, Ninh Thuận, Bình Thuận…

Ông Nguyễn Văn Thuộc - Bí thư Huyện uỷ Vĩnh Cửu - cho biết: Số liệu thống kê chưa đầy đủ nhưng trên địa bàn huyện đã có hơn 10.000 công nhân về quê. Trong đó, số công nhân lao động quê ở Ninh Thuận rất lớn, lên đến cả nghìn người.

Ông Đặng Tuấn Tú - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Changshin Việt Nam (huyện Vĩnh Cửu) - cũng cho biết, sau khi Đồng Nai mở rộng các hoạt động phục hồi sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp này đã mở cửa trở lại được 2 nhà máy lớn tại huyện Vĩnh Cửu và huyện Long Thành, nâng tổng số lao động được đi làm lên 15.000 công nhân. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đang rất thiếu lao động để phục vụ các đơn hàng cho dịp Lễ Noel và Tết Dương lịch 2022 sắp tới. 

"Chúng tôi đã lên kế hoạch tiếp tục bổ sung lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Sau đó, chúng tôi sẽ tiếp tục đến các tỉnh miền Tây, miền Trung, đặc biệt là các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận để đón công nhân đã về quê trở lại làm việc. Do số lao động này đều là lao động lành nghề, chỉ về quê để tránh dịch. Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, chúng tôi sẽ đưa xe đón họ trở lại Đồng Nai làm việc để kịp thời bổ sung sản xuất các đơn hàng lớn” - ông Tú cho hay.

Thưởng 1,1 triệu đồng khi giới thiệu được mỗi công nhân mới

Trong khi đó, Công ty CP Taekwang Vina Industrial (Khu công nghiệp Biên Hòa 2) cũng mới đưa được vài nghìn công nhân vào làm việc trong tổng số gần 40.000 lao động ở thời điểm dịch bệnh chưa bùng phát. Đến nay, doanh nghiệp này tiếp tục đăng tuyển lao động số lượng hàng nghìn người với yêu cầu: Chỉ cần 18 tuổi trở lên, biết đọc, biết viết. 

Công ty nêu cụ thể các chính sách phúc lợi như: Người lao động (NLĐ) sẽ được tăng lương hằng năm, có 14 ngày phép năm; được thưởng Tết 1,5 tháng lương cơ bản (NLĐ đi làm đủ năm); được thưởng lễ 30.4, 2.9, lì xì đầu năm; được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn 24/24 đầy đủ.

Đặc biệt, công ty thêm chính sách tuyển lại công nhân cũ, giữ lại bậc lương vào thời điểm thôi việc (với mức tối đa bậc 4); thưởng 1,1 triệu đồng khi giới thiệu được mỗi công nhân mới vào công ty làm việc; thưởng cho mỗi công nhân mới mỗi tháng 200.000 đồng trong vòng 1 năm (tương đương 2,4 triệu đồng). Ông Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch CĐCS công ty - cho hay, công ty cũng đã có kế hoạch để đón công nhân từ các tỉnh trở lại Đồng Nai làm việc.

Còn Công ty TNHH Pouchen Việt Nam (TP.Biên Hòa) thì đang đăng tuyển khoảng 3.000 lao động với nhiều hình thức tuyển dụng khác nhau. 

Công ty TNHH Cibao (TP.Long Khánh) cũng đang đăng tuyển 1.200 NLĐ ở các vị trí khác nhau, trong đó cần 1.000 người là công nhân sản xuất. Mức thu nhập từ 7 triệu đồng/tháng trở lên, kèm theo nhiều phúc lợi khác như: Tiền thưởng sản xuất, sản lượng… 

Ông Nguyễn Tấn Hưng - Chủ tịch Công đoàn cơ sở công ty - cho hay, từ nay đến cuối năm, đơn hàng của công ty đang còn "nối dài”, đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và ổn định để thực hiện. Do đó, công ty đang đăng tuyển thêm nhiều lao động, mong sao sớm đưa doanh nghiệp hồi phục trở lại, NLĐ có việc làm và thu nhập ổn định.

Khoảng 40.000 công nhân đã về quê

Hiện nay, Đồng Nai đã cho phép các doanh nghiệp đón lao động vào làm việc phục hồi sản xuất. Tuy nhiên, mới chỉ đáp ứng được 5-10% công suất làm việc do còn nhiều công nhân "mắc kẹt” trong các vùng đỏ, chưa được phép đi làm. Ngoài ra, theo thống kê, trong những ngày qua, tại Đồng Nai đã có khoảng 40.000 công nhân về quê.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Người tiêu dùng chọn mua thịt lợn tại một siêu thị. Ảnh minh hoạ.

Sản xuất chăn nuôi trong trong bối cảnh nhiều địa phương phải áp dụng giãn cách xã hội trong thời gian khá dài gặp nhiều khó khăn. Giá cả gia súc, gia cầm xuống thấp. Hiện, cả nước còn hàng chục triệu vật nuôi chưa thể tiêu thụ.

Nếu chỉ thực hiện các chuyến bay chở khách ở sân bay khác mà không có Nội Bài sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động hàng không

Đại diện các hãng hàng không, sân bay đều đề nghị sớm khai thác trở lại các chuyến bay nội địa. Hi vọng ngày 10-10 mở lại đường bay ở tất cả địa phương có sân bay.

Ảnh minh họa

Việt Nam ngày càng gia tăng khả năng cạnh tranh thương mại và trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn.

Lãnh đạo xã Mỹ Gia kiểm tra việc trồng tre măng Bát độ tại thôn Phú Mỹ.

Được đưa vào trồng tại một số xã vùng thượng huyện Yên Bình từ năm 2004, đến nay cây tre măng Bát độ đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục