Việt Nam là một trong các bài học thành công về giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/10/2021 | 9:29:56 AM

IFAD đánh giá cao việc triển khai các dự án tài trợ tại Việt Nam, coi Việt Nam là một trong các bài học thành công về giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Buổi làm việc giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế
Buổi làm việc giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế

Ngày 26/10, tại trụ sở Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đã làm việc với ông Francisco Pichon - Giám đốc quốc gia Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã dành những nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước cho các Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, giảm nghèo bền vững… Bên cạnh đó, Việt Nam đã tích cực huy động vốn từ các nhà tài trợ, tận dụng được nguồn vốn ODA phục vụ phát triển, đặc biệt là ưu tiên cho vùng nông nghiệp, nông thôn.

Đối với IFAD, Thứ trưởng cho biết, Việt Nam đánh giá cao quan hệ hợp tác với Quỹ. Kể từ năm 1993 đến nay, IFAD đã tài trợ cho Chính phủ Việt Nam 17 dự án với tổng số vốn vay trị giá 373 triệu USD và khoảng 17,5 triệu USD vốn viện trợ. Lĩnh vực tài trợ của IFAD được đánh giá là phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như chiến lược phát triển nông thôn mới của Chính phủ. Bộ Tài chính đã phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai sử dụng vốn cho các chương trình, dự án hiệu quả và đang lên kế hoạch chuẩn bị các dự án mới.

Cụ thể, trong thời gian tới, IFAD sẽ phối hợp với Việt Nam triển khai 2 dự án vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Dự án phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh tại Bến Tre và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Hai dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất và hiện nay hai địa phương đang hoàn thiện báo cáo về đầu tư.

Thứ trưởng khẳng định, Bộ Tài chính sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và hai tỉnh Bến Tre, Trà Vinh để thúc đẩy việc hoàn thành thủ tục đầu tư trong nước. Thứ trưởng cũng đề nghị IFAD xem xét phân bổ nguồn lực phù hợp để tiếp tục triển khai các dự án mới tại Việt Nam trong thời gian tới và mong muốn IFAD tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam cũng như Bộ Tài chính Việt Nam.

Tại buổi làm việc, ông Francisco Pichon - Giám đốc quốc gia IFAD tại Việt Nam cảm ơn sự hợp tác tích cực cùng những nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc đẩy nhanh tiến trình triển khai các dự án do IFAD tài trợ trong thời gian qua. Ông Francisco Pichon cho biết, các dự án của IFAD tại Việt Nam đã đưa ra sáng kiến đổi mới tại nông thôn, bao gồm việc lập kế hoạch với định hướng thị trường, hoạt động phát triển chuỗi giá trị, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân, các nhóm nông dân và tổ chức nông thôn nhằm đảm bảo các hộ gia đình nông thôn nghèo được hưởng lợi từ thị trường. IFAD đánh giá cao việc triển khai các dự án tài trợ tại Việt Nam, coi Việt Nam là một trong các bài học thành công về giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn. IFAD mong muốn sẽ tiếp tục hợp tác với Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam trong khuôn khổ các dự án trong giai đoạn tiếp theo.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), đã chia sẻ về một số biện pháp xây dựng kế hoạch phục vụ Tết và các phương án cung ứng hàng hóa kể cả trong điều kiện có dịch.

(Ảnh minh họa)

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu nội dung đề nghị của chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng quy định áp giá sàn vé máy bay nội địa là trái quy định pháp luật.

Hội viên phụ nữ xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái đầu tư trồng hoa với vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Qua gần 20 năm triển khai Nghị định 78, phương thức ủy thác một số nội dung công việc qua các tổ chức chính trị - xã hội cho thấy là sáng tạo, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội, phù hợp với tính chất chính trị - xã hội của vốn tín dụng chính sách, phát huy tối đa hiệu quả của đồng vốn cho vay.

Bà Hoàng Thị Thơm ở tổ dân phố 8, thị trấn Cổ Phúc vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trấn Yên đầu tư phát triển chăn nuôi trên 3.000 con gà/lứa.

Doanh số cho vay 9 tháng đầu năm 2021 trên 103 tỷ đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trấn Yên đã tạo điều kiện cho trên 2.700 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi với 12 chương trình tín dụng chính sách đang thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục