Việt Nam khẳng định vị thế sau 15 năm gia nhập WTO

  • Cập nhật: Chủ nhật, 7/11/2021 | 2:43:49 PM

Hôm nay là tròn 15 năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, ngày 7/11/2006-7/11/2021.

Việt Nam khẳng định vị thế sau 15 năm gia nhập WTO
Việt Nam khẳng định vị thế sau 15 năm gia nhập WTO

Trong suốt chặng đường đó, Việt Nam đã có những bước tiến dài trên con đường hội nhập. WTO được ví như cánh cửa lớn được mở ra để Việt Nam tự tin bước tới sân chơi toàn cầu.

Theo Báo cáo Rà soát thống kê thương mại thế giới của WTO, trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào năm 2019. Điều này cho thấy độ mở của nền kinh tế sau khi gia nhập WTO và thực thi nghiêm túc các cam kết gia nhập.

Sân chơi toàn cầu của Việt Nam được khẳng định với 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và đang đàm phán, đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở tới 200% GDP. Nếu như năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước chỉ ở mức 84,7 tỷ USD… thì đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã lên tới trên 545 tỷ USD. Việc khai thác các Hiệp định thương mại tự do cũng góp phần phát triển xuất khẩu nhanh và bền vững, giảm dần phụ thuộc các thị trường bên ngoài.

Theo các định chế tài chính toàn cầu, Việt Nam dù tăng trưởng thương mại nhanh, nhưng vẫn dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài. Do vậy những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn của Việt Nam cần cải thiện năng suất, giá trị gia tăng, giảm dần phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ, nguyên liệu hay thị trường ngoài nước, điển hình như nông, thuỷ sản, dệt may, da giày, sản phẩm công nghiệp.

(Theo VTV)

Các tin khác
Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải lý giải nguyên nhân giá xăng tăng thời gian qua

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã lý giải nguyên nhân giá xăng dầu tăng mạnh thời gian qua.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM

Trong khi mở cửa trở lại, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp đang có nhiều tín hiệu khởi sắc, việc tăng trưởng âm đang chậm lại.

Một cánh đồng ngô bị khô hạn ở Honduras.

Việc giá lương thực thế giới vừa cán mức cao kỷ lục trong 10 năm qua không chỉ đẩy nhiều nước nghèo rơi vào khủng hoảng lương thực, mà còn khiến các nước giàu đau đầu. Ðiều này cho thấy an ninh lương thực đang là "nỗi lo không của riêng ai", đòi hỏi cộng đồng quốc tế cần chung tay giải quyết.

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1869/QĐ-TTg ngày 5/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục