Từ 30/12, giảm thuế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đà tăng giá kỷ lục

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/11/2021 | 7:42:16 AM

Từ 30/12, một số nguyên liệu như lúa mì khi nhập khẩu sẽ được giảm thuế MFN (tối huệ quốc) từ 3% xuống 0%; ngô sẽ giảm từ 5% xuống 2% để hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước trước sức ép tăng giá chóng mặt của thức ăn chăn nuôi.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 101 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122 và Nghị định số 57 về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN (tối huệ quốc) đối với một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Cụ thể, giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của lúa mì từ 3% xuống 0% và mặt hàng ngô từ 5% xuống 2%.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thời gian qua giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng chóng mặt, với mức tăng từ 35-40% gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của người chăn nuôi. Tại Việt Nam, thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 80-85% so với giá thành sản xuất, nhưng nguồn cung lại phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, lên đến 70-80% nhất là các mặt hàng ngô, lúa mì, đỗ tương.

Trong 10 tháng đầu năm, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam đạt gần 4,14 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay. Trước đó, năm đạt kim ngạch nhập khẩu cao nhất là 2018 với hơn 3,9 tỷ USD.

(Theo TPO)

Các tin khác
Mô hình nuôi trâu, bò thương phẩm của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Thiên An.

Hơn 10 năm qua, nguồn vốn ưu đãi của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã (QHTPTHTX) Yên Bái đã tiếp sức nguồn vốn ưu đãi cho các HTX mở rộng đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD), đặt nền móng xây dựng các mô hình HTX điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh…

Nhờ nuôi ốc nhồi, đến nay, hàng năm gia đình ông Đỗ Văn Phương thu về trên 600 triệu đồng.

Mấy năm gần đây, người dân ở xã Văn Phú, thành phố Yên Bái đã mạnh dạn chuyển đổi các diện tích trồng lúa, nuôi cá kém hiệu quả sang nuôi ốc nhồi (ốc bươu đen). Đây là hướng đi thích hợp để nông dân Văn Phú phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Nhân dân thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn chung sức làm đường giao thông nông thôn.

Hết năm 2020, mạng lưới hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) toàn tỉnh được kiên cố hóa đạt 50,8% đã kết nối vùng sâu, vùng xa, nông thôn, miền núi với các tuyến quốc lộ, cao tốc. Riêng 10 tháng năm 2021, Yên Bái kiên cố hóa được 411 km/ 400 km đường GTNT, đạt 102,75% kế hoạch.

Người dân mua sắm tại siêu thị Dũng Linh, thành phố Yên Bái.

Sở Công Thương tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 2592/KH-SCT ngày 17/11/2021 về việc đảm bảo sản xuất, lưu thông và cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục