Bến Tre: Khánh thành công trình điện gió thương mại đầu tiên với công suất 30 MW ​

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/11/2021 | 2:14:38 PM

Ngày 28/11, tại xã An Thủy (huyện Ba Tri), UBND tỉnh Bến Tre phối hợp với Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Bến Tre tổ chức lễ khánh thành Nhà máy điện gió V1-3 Bến Tre.

Lãnh đạo tỉnh cùng các đại biểu cắt băng khánh thành
Lãnh đạo tỉnh cùng các đại biểu cắt băng khánh thành

Theo đó, công trình được khởi công vào tháng 4-2020, vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, với quy mô 7 tua bin gió, sản lượng trung bình hơn 90 triệu kWh/năm. Đây là công trình điện gió đưa vào vận hành thương mại đầu tiên của tỉnh Bến Tre, với công suất 30 MW.

Theo Sở Công thương tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2015-2020 tỉnh được Bộ Công thương phê duyệt phát triển điện gió với tổng công suất hơn 1.000 MW. Tỉnh hiện có 19 dự án điện gió được triển khai thực hiện. Trong đó có 5 dự án của 4 nhà đầu tư được công nhận phát điện hòa vào điện lưới quốc gia hơn 93 MW. Đến cuối năm 2021, tỉnh Bến Tre phát triển hơn 150 MW.

Trong năm 2022, tỉnh sẽ triển khai tiếp tục 17 dự án điện gió với tổng công suất hơn 914 MW, đồng thời xin bổ sung thêm quy hoạch 26 dự án, tổng công suất 6.400 MW. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh đạt 1.500 MW, sẽ tạo ra sản lượng điện bình quân trên 4,5 tỷ kWh/năm với doanh thu hơn 10.000 tỷ đồng/năm.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam đánh giá, nhà máy điện gió V1-3 Bến Tre đi vào hoạt động góp phần  quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của Bến Tre.

Dịp này, Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Bến Tre đã hỗ trợ huyện Ba Tri xây dựng 5 căn nhà tình thương với tổng trị giá 300 triệu đồng và 100 triệu đồng cho các hộ nghèo trên địa bàn.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Dự án mỏ sắt Thạch Khê nhìn từ trên cao

Dự án mỏ sắt Thạch Khê tạm dừng từ lâu nhưng chưa có phương án xử lý hiệu quả dẫn đến nhiều tồn đọng, phát sinh liên quan chưa được giải quyết. Hà Tĩnh đề xuất dừng dự án để công ty này chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nông dân huyện Văn Yên phát triển chăn nuôi gà thả vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” của Hội Nông dân (HND) huyện Văn Yên đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến mới; hình thành được những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Không chỉ thức ăn chăn nuôi, tác động của dịch bệnh COVID-19 cũng đẩy giá các loại phân bón tăng theo. Cụ thể, giá phân đạm tăng đến 200%, hỗn hợp NPK tăng 150%. Nguyên nhân được cho là giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón tăng, cước vận tải hàng hóa cao hơn thời điểm chưa phát sinh dịch bệnh.

Miến dong - sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của Bắc Kạn được xuất khẩu sang Cộng hòa Séc và các nước thuộc EU.

Cải thiện hệ thống chính sách và khuôn khổ pháp lý dựa trên thực tiễn thương mại quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục