Văn Yên: Động lực để nông dân làm giàu

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/11/2021 | 1:44:51 PM

YênBái - Từ Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” của Hội Nông dân (HND) huyện Văn Yên đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến mới; hình thành được những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân huyện Văn Yên phát triển chăn nuôi gà thả vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nông dân huyện Văn Yên phát triển chăn nuôi gà thả vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bà Nguyễn Thị Vân - Chủ tịch HND huyện Văn Yên cho biết: "Phong trào "Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã khuyến khích, động viên cán bộ, hội viên nông dân phát huy tinh thần vượt khó, nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, khơi gợi ý chí, khát vọng vươn lên làm giàu. Để Phong trào ngày càng phát triển sâu rộng, thời gian qua, HND huyện đã đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, đào tạo nghề cho nông dân phát triển SXKD; cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp; hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học, công nghệ...”. 

Theo đó, từ năm 2018 đến nay, HND huyện đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện đào tạo nghề cho 390 hội viên nông dân; 100% số nông dân sau đào tạo nghề có việc làm; phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Apatit Lào Cai cung ứng 1.600 tấn phân bón trả chậm cho nông dân, tổng giá trị trên 7 tỷ đồng; chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành của huyện, tỉnh và các doanh nghiệp tổ chức 780 lớp tập huấn cho trên 4.467 cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện các quy định, quy trình thành lập hợp tác xã, sử dụng phân bón có hiệu quả, chuyển giao khoa học, kỹ thuật về sản xuất nông - lâm nghiệp, phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm... 

Cùng đó, HND huyện còn phối hợp với các ban, ngành của huyện đưa các sản phẩm đặc sản của huyện đi giới thiệu, quảng bá tại các hội chợ thương mại; tạo điều kiện giúp đỡ nông dân liên kết trong mua vật tư nông nghiệp để đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sự liên kết, hợp tác trong hoạt động SXKD; chia sẻ thông tin giá cả thị trường, kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, hỗ trợ nhau về vốn, tư liệu sản xuất và lao động. 

Đến nay, Hội đã chủ động phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp hướng dẫn nông dân tiếp cận với sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao vào sản xuất; phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện triển khai thực hiện bảo hộ Chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm Quế Văn Yên ở trong nước và quốc tế. Ngoài ra, Hội còn thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những mô hình SXKD có hiệu quả, những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo trong lao động, sản xuất để hội viên, nông dân học tập và noi theo. 

Nhằm tạo điều kiện giúp hội viên, nông dân có vốn để phát triển kinh tế, HND huyện đang nhận ủy thác từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh 1 tỷ 400 triệu đồng; vốn của huyện hơn 720 triệu đồng (đã giải ngân  655 triệu đồng); phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho 96 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ hơn 141 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện cho 32 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ hơn 76 tỷ đồng. 

Sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp HND huyện Văn Yên đã động viên kịp thời các hội viên, nông dân trên địa bàn không ngừng phấn đấu thi đua lao động, sản xuất. Hình thành được vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng trồng sắn, trồng quế, trồng dâu nuôi tằm và xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Bình quân mỗi năm, huyện có trên 12.150 hộ đăng ký SXKD giỏi; trong đó, có trên 6.000 hộ đạt danh hiệu "Nông dân SXKD giỏi” các cấp, đạt trên 50% số hộ đăng ký. 

Điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Ngọc Thắm, thôn Làng Chẹo, xã An Thịnh phát triển kinh tế đồi rừng và chế biến gỗ rừng trồng, lợi nhuận 1,9 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động với mức thu nhập bình quân 6 - 7 triệu đồng/tháng; gia đình ông Lê Tiến Đức, thôn Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ với mô hình vườn, đồi rừng thu nhập bình quân 1,05 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng; gia đình ông Trịnh Hữu Tư, thôn Gốc Gạo, xã Tân Hợp với mô hình trồng rừng và chế biến từ gỗ rừng trồng cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho trên 10 lao động lao động với mức lương 6 - 7 triệu đồng/người/tháng...

Cũng từ Phong trào này, tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau về cây, con giống, vốn, tiến bộ khoa học, kỹ thuật, tiêu thụ nông sản đã được khơi dậy. Từ năm 2018 đến nay, các hội viên nông dân đã hỗ trợ trên 46 triệu đồng, giúp đỡ trên 367 công và số vật tư, cây, con giống trị giá trên 29 triệu đồng để giúp 145 hộ thoát nghèo. Những kết quả đạt được sẽ là động lực giúp các hội viên, nông dân huyện Văn Yên vươn lên làm giàu, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển toàn diện.   
                     
Hồng Oanh

Tags Văn Yên thi đua sản xuất kinh doanh tiêu chuẩn VietGAP Công ty TNHH Một thành viên Apatit Lào Cai

Các tin khác

Không chỉ thức ăn chăn nuôi, tác động của dịch bệnh COVID-19 cũng đẩy giá các loại phân bón tăng theo. Cụ thể, giá phân đạm tăng đến 200%, hỗn hợp NPK tăng 150%. Nguyên nhân được cho là giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón tăng, cước vận tải hàng hóa cao hơn thời điểm chưa phát sinh dịch bệnh.

Miến dong - sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của Bắc Kạn được xuất khẩu sang Cộng hòa Séc và các nước thuộc EU.

Cải thiện hệ thống chính sách và khuôn khổ pháp lý dựa trên thực tiễn thương mại quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nông dân xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái thu hoạch rau cải.

Chị Hoàng Hải Yến cho biết: "Cách đây nửa tháng, 1 bữa cơm tôi phải mua 15.000 đồng - 20.000 đồng tiền rau và giờ chỉ 7.000 đồng - 10.000 đồng. Giá rau đã hạ nên lượng rau xanh trong bữa cơm của gia đình tôi đã được tăng lên gấp đôi”.

Ông Hoàng Xuân Long (người ngoài cùng bên phải) - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình phát triển kinh tế từ rừng của hội viên nông dân thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.

Thực hiện Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tài trợ giai đoạn II tại tỉnh Yên Bái, năm 2021, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thí điểm mô hình giao khoán bảo vệ rừng (BVR) cho cộng đồng dân cư 2 thôn ở xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục