Mù Cang Chải: Chủ động sản xuất vụ xuân khi không còn hỗ trợ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/12/2021 | 7:43:45 AM

YênBái - Từ vụ xuân năm 2022, nông dân huyện Mù Cang Chải sẽ không còn được hỗ trợ thóc giống, nilon che mạ và phân bón để sản xuất. Bởi vậy, huyện đang tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động sản xuất, phấn đấu hoàn thành 1.835 ha lúa xuân theo đúng khung lịch thời vụ dù không có hỗ trợ.

Nông dân huyện Mù Cang Chải chuẩn bị gieo cấy lúa xuân.
Nông dân huyện Mù Cang Chải chuẩn bị gieo cấy lúa xuân.

Huyện Mù Cang Chải có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, tập quán canh tác của đồng bào trước đây là chỉ làm 1 vụ lúa. Quyết tâm thay đổi tập quán sản xuất của bà con, cùng với sự hỗ trợ từ nhiều nguồn, ngành nông nghiệp huyện đã làm một cuộc "cách mạng” sản xuất vụ lúa xuân, không để đất trống. 

Lúc ấy, cán bộ từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông và một số ngành, đoàn thể đã trực tiếp ở tại các xã để "ba cùng” với dân, cầm tay chỉ việc, hướng dẫn đồng bào cách làm đất, ủ thóc giống gieo mạ, chăm sóc mạ... và cùng gieo cấy lúa xuân. 

Do đó, từ chỗ chỉ sản xuất lúa nương, ngô đồi và gieo cấy lúa nước 1 vụ, nông dân huyện Mù Cang Chải đã thay đổi tư duy, chuyển sang trồng lúa nước 2 vụ, trồng các loại cây màu... và việc làm này đã thành tự giác từ nhiều năm nay. 

Ông Thào A Tủa ở bản Mý Háng Tủa Chử, xã Púng Luông cho biết: "Gia đình tôi có khoảng 3.000 m2 ruộng gieo cấy 2 vụ bằng các giống theo cơ cấu của huyện và 1 năm thu được khoảng 2,5 tấn thóc. Nhờ đó, hơn chục năm nay, 4 khẩu trong gia đình chúng tôi không còn đói như ngày chỉ sản xuất 1 vụ lúa. Hiện, chúng tôi không những biết cách trồng, chăm sóc lúa mà còn hiểu rõ những lợi ích thiết thực của sản xuất 2 vụ lúa để tiếp tục sản xuất dù có hay không có hỗ trợ”.

Vụ xuân năm 2022, huyện Mù Cang Chải phấn đấu gieo cấy 1.835 ha lúa xuân chủ yếu các loại giống lúa lai: Nhị ưu 838, Việt lai 20, ĐD1, ĐD2, ADI 73 và TH6. Xác định đây là vụ đầu tiên nông dân huyện Mù Cang Chải không còn cơ chế hỗ trợ giống, nilon che mạ cũng như phân bón nên việc huy động bà con sản xuất vụ xuân sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, tất cả phải vào cuộc để phấn đấu hoàn thành 1.835 ha lúa xuân năm nay nhằm đảm bảo nguồn lương thực trên địa bàn huyện. 

Để hoàn thành mục tiêu này, huyện đã chỉ đạo các xã, ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu trong sản xuất. Mỗi cán bộ, đảng viên phân công phụ trách từ 5 - 10 hộ. Mỗi xã thành lập 1 ban chỉ đạo sản xuất lúa xuân năm 2022 để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nông dân sản xuất đảm bảo diện tích, đúng kỹ thuật và khung lịch thời vụ. Các đồng chí cấp ủy phụ trách các xã, bản thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sản xuất vụ xuân gắn với trách nhiệm của mình. 

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng phương án tìm nhà cung ứng, tạm ứng giống, vật tư nông nghiệp giúp các xã, thị trấn đăng ký phục vụ sản xuất. Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp bám sát địa bàn, hướng dẫn kỹ thuật gieo mạ, cấy và chăm sóc. Đồng thời, huyện cũng tổ chức rà soát các diện tích đảm bảo về nước tưới; chỉ đạo Công ty TNHH Nghĩa Văn khẩn trương duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi đã bị hư hỏng chưa khắc phục được để đảm bảo nước tưới vụ xuân cũng như vụ mùa năm tới

Vụ xuân năm 2021, huyện Mù Cang Chải đã hỗ trợ 44.686 kg giống, nhân dân gieo cấy được 1.830 ha lúa xuân với năng suất đạt trên 51 tạ/ha, sản lượng đạt 9.333 tấn, tăng 5,9% so với chỉ tiêu kế hoạch giao. Tổng sản lượng lương thực có hạt của năm 2021 ước đạt 46.254 tấn, tăng 1,98% so với năm 2020. 

Hoài Anh

Tags vụ xuân Mù Cang Chải lúa nước cây màu sản lượng năng suất

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, ngành ngân hàng bảo đảm cung ứng đủ tiền mặt cho nhu cầu của nền kinh tế trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2022.

Ông Tô Dũng Thái, tân Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn VNPT.

Ông Tô Dũng Thái, người từng giữ chức Tổng giám đốc nhà mạng VinaPhone vừa được trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Lạm phát là một trong những nhân tố chính thúc đẩy giá vàng tăng. (Ảnh minh họa)

Thị trường vàng toàn cầu vừa chứng kiến dòng tiền lớn đổ vào vàng thông qua các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) trong bối cảnh lạm phát đang leo thang ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Mở cửa phiên hôm nay, giá vàng trong nước giảm mạnh 250.000 đồng/lượng. Với 4 phiên liên tiếp giảm giá kể từ đầu tuần, vàng SJC "bốc hơi" gần nửa triệu đồng/lượng, tuột khỏi vùng giá 61 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, vàng thế giới tiếp tục đi ngang trước thời điểm CPI Mỹ được công bố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục