Tiêu chí mới về xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/1/2022 | 7:33:49 AM

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 25/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 33/2019/TT-BCT quy định Hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ 7/2/2022.

Năm 2020 có 124 doanh nghiệp với 283 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu Quốc gia (ảnh minh họa).
Năm 2020 có 124 doanh nghiệp với 283 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu Quốc gia (ảnh minh họa).

Theo đó, doanh nghiệp được đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của doanh nghiệp đó.

"Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chí về vốn nhưng có sản phẩm tham gia xét chọn thể hiện yếu tố đặc sắc Việt Nam, góp phần nâng cao hình ảnh và giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam thì Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xem xét, quyết định”. Thông tư quy định.

Quy định trên sẽ thay thế cho quy định hiện hành tại Thông tư 33 về tiêu chí đối với doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn phải là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Mặt khác, Thông tư 25 cũng bổ sung nội dung hoạt động của các đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong và ngoài nước, đơn vị chủ trì thực hiện đề án thực hiện nghiên cứu, đánh giá và lập các báo cáo chuyên đề về nhu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, xây dựng và phát hành các tài liệu, sản phẩm thông tin hướng dẫn doanh nghiệp dưới dạng bản in, ấn phẩm điện tử hoặc phổ biến tại các hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn...

Đối với việc tổ chức tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong và ngoài nước, đơn vị chủ trì thực hiện đề án thực hiện thiết kế, sản xuất các sản phẩm truyền thông về Chương trình và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Ngoài ra,  tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông; mời các tổ chức, doanh nghiệp tham gia; tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn, diễu hành, trưng bày và các sự kiện khác; xây dựng khu hội chợ, triển lãm; tổ chức lễ khai mạc và các sự kiện liên quan trong khuôn khổ hội chợ, triển lãm.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 7/2/2022.

(Theo Tin tức)

Các tin khác

Theo ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quốc hội sẽ sớm thông qua một số chủ trương về gói hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Chính phủ sẽ có nghị quyết để triển khai gói hỗ trợ này.

Giá vàng tăng vọt, lấy lại mốc 1.800 USD/ounce

Giá vàng tăng trở lại và vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce trong bối cảnh thị trường chờ đợi báo cáo về lạm phát của Mỹ.

Ảnh minh họa

Theo ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, các thực phẩm gồm thịt, trứng, sữa,... phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán đều có thể chủ động được ở trong nước. Tuy nhiên, vấn đề cần có các giải pháp để làm sao tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi này cho bà con và đảm bảo sự lưu thông trong dịp Tết.

Ảnh minh họa.

Nghị định số 03/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai là 50 triệu đồng; lĩnh vực đê điều là 100 triệu đồng; lĩnh vực thủy lợi là 250 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục