Yên Bái: Chuyển đổi số vì phát triển nhanh, bền vững

  • Cập nhật: Chủ nhật, 6/2/2022 | 7:08:20 AM

YênBái - Yên Bái đã triển khai xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) thiết yếu phục vụ CĐS. Kinh tế số, xã hội số của tỉnh đã bắt đầu được hình thành. Yên Bái đã xây dựng Sàn thương mại điện tử, có 85% số doanh nghiệp của tỉnh tham gia thành viên...

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cùng lãnh đạo Tập đoàn VNPT và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố Yên Bái thực hiện nghi thức khởi động hệ thống Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh thành phố Yên Bái.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cùng lãnh đạo Tập đoàn VNPT và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố Yên Bái thực hiện nghi thức khởi động hệ thống Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh thành phố Yên Bái.

Chuyển đổi số (CĐS) đã trở thành xu thế tất yếu trên toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, CĐS là một giải pháp quan trọng, cấp thiết để triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung, mỗi địa phương nói riêng. Bắt nhịp xu thế của Việt Nam và thế giới, Yên Bái đã và đang nỗ lực phát triển môi trường số hiện đại, an toàn, hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về "Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng lần thứ 4” và Chương trình CĐS Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Yên Bái đã bước đầu đạt một số kết quả tích cực. 

Tỉnh ủy đã sớm xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 về CĐS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh cũng đã xây dựng, ban hành, triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU, các kế hoạch triển khai chương trình CĐS trên địa bàn tỉnh. Các ban, ngành, địa phương đã phối hợp thực hiện CĐS và chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện CĐS của từng ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị. 

Với tinh thần nghiêm túc và nỗ lực thực hiện, CĐS trên địa bàn tỉnh đã bước đầu có một số kết quả tích cực. Yên Bái đã triển khai xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) thiết yếu phục vụ CĐS. Cơ sở hạ tầng CNTT trong các cơ quan Nhà nước được đầu tư, nâng cấp hệ thống mạng nội bộ (LAN), kết nối Internet băng thông rộng, đường truyền dữ liệu chuyên dùng và cơ bản đáp ứng yêu cầu, thích ứng với tiến trình CĐS. Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã đã hoạt động liên thông, giải quyết 100% thủ tục hành chính với tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt trên 99%. 

Triển khai thực hiện Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025, các dự án đến nay đang trong giai đoạn hoàn thiện và bắt đầu đi vào khai thác sử dụng đã phần nào giải quyết yêu cầu về kết nối mạng WAN, về lưu trữ dữ liệu và kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống cơ sở dữ liệu trong và ngoài tỉnh. Hệ thống dùng chung của tỉnh được triển khai kết nối liên thông 4 cấp hành chính từ tỉnh đến xã và với trung ương cùng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được đầu tư, đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, giúp giảm thời gian xử lý công việc và tiết kiệm chi phí.

Kinh tế số, xã hội số của tỉnh cũng đã bắt đầu được hình thành. Kinh tế số là nền kinh tế dựa trên công nghệ số, nền tảng số với các hoạt động kinh tế bằng công nghệ số, nền tảng số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành trên Internet. Yên Bái đã xây dựng Sàn thương mại điện tử, có 85% số doanh nghiệp của tỉnh tham gia thành viên; sản phẩm được giới thiệu, quảng bá trên sàn là sản phẩm thế mạnh, chủ lực của tỉnh. 



Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh thành phố Yên Bái đã đi vào vận hành, khai thác.

Năm 2021, Yên Bái đã hỗ trợ trên 100 doanh nghiệp hoàn thiện hạ tầng thương mại điện tử. Trước đó, năm 2020, tỉnh đã xây dựng, đưa vào vận hành hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý, thông tin về sản phẩm OCOP và đã cung cấp thông tin các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP trên hệ thống đồng thời giúp cho cơ quan quản lý có thể kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP trên hệ thống. 

Xã hội số là CĐS trong xã hội nhằm hình thành xã hội số. Xét theo nghĩa hẹp, xã hội số gồm công dân số và văn hóa số. Hiện nay, tổng số thuê bao điện thoại trên toàn tỉnh có 626.028 thuê bao, chiếm 75,25% tỷ lệ dân số; trong đó, có 570.750 số thuê bao điện thoại smartphone; số hộ gia đình có smartphone 205.105 hộ, đạt tỷ lệ 94,77%. Mạng lưới cáp quang đã đến 100% xã, phường, thị trấn với 80% thôn, bản, tổ dân phố có hạ tầng cáp quang; có 46% số hộ gia đình có đường truyền Internet băng rộng cáp quang. 

Khả năng tiếp cận về CNTT và tiếp cận về các dịch vụ y tế, giáo dục thông minh của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã từng bước thay đổi, nâng cao nhận thức, cụ thể trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, toàn tỉnh đã có 134.967 số điện thoại sử dụng ứng dụng Bluezone. 

Những kết quả bước đầu trong CĐS đã đem đến tín hiệu tích cực cho tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế. Chỉ số Par Index tỉnh Yên Bái năm 2020 đứng thứ 24/63 tỉnh, thành, tăng 2 bậc so với năm 2019, trong đó: chỉ số hài lòng đứng thứ 16/63, tăng 3 bậc; chỉ số hiện đại hóa cải cách hành chính đứng thứ 12/63, tăng 3 bậc và đứng thứ 3 trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái về CĐS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 đề ra mục tiêu: phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh; từng bước hoàn thành CĐS đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị toàn tỉnh cần quyết liệt, quyết tâm cao triển khai thực hiện CĐS tại cơ quan, đơn vị, địa phương, coi đây là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh Covid-19. 

Yên Bái kỳ vọng đẩy nhanh tiến trình CĐS, nâng cao thứ hạng của tỉnh trong vùng trung du miền núi phía Bắc và cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi toàn diện mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, quyết tâm xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, trở thành tỉnh phát triển khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.

Nguyễn Thơm

Tags Chuyển đổi số phát triển nhanh bền vững chính quyền số kinh tế số xã hội số Nghị quyết số 52-NQ/TW dịch bệnh Covid-19 Nghị quyết số 51-NQ/TU đô thị thông minh Phục vụ hành chính công công nghệ số nền tảng số OCOP

Các tin khác
Tuần tra ở khu vực rừng tái sinh.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch sử dụng diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương quản lý xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp.

8.100 lượng vàng SJC đã được mua thành công với giá hơn 87,7 triệu đồng/lượng.

8 thành viên đã trúng thầu 8.100 lượng vàng SJC trong phiên đấu thầu vàng ngày 14/5, với giá trúng thầu cao nhất là 87,73 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu thấp nhất là 87,72 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh hàng triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng SJC.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng SJC tiếp theo vào ngày mai (14/5). Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc là 88 triệu đồng/lượng. Theo Ngân hàng Nhà nước, phiên đấu thầu vàng miếng sẽ được tổ chức vào lúc 9h30 sáng thứ Ba (14/5), tại Cục Dự trữ và Quản lý ngoại hối. Khối lượng vàng miếng SJC dự kiến đấu thầu là 16.800 lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục