Doanh nghiệp dệt may Việt hướng tới chủ động nguồn nguyên phụ liệu

  • Cập nhật: Chủ nhật, 6/2/2022 | 8:21:50 AM

Năm 2022, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá dệt may Việt Nam ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi, tuy nhiên tổng cầu dự báo sẽ không tăng nhiều trong khi đó các quốc gia cạnh tranh với dệt may Việt Nam đều đang nỗ lực để tăng thị phần xuất khẩu.

Dịch Covid-19 đã khiến chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu của ngành dệt may bị đứt gãy...
Dịch Covid-19 đã khiến chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu của ngành dệt may bị đứt gãy...

Dịch Covid-19 đã khiến chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu của ngành dệt may bị đứt gãy, song rất nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu dệt may để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Năm 2022, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá dệt may Việt Nam ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi, tuy nhiên tổng cầu dự báo sẽ không tăng nhiều trong khi đó các quốc gia cạnh tranh với dệt may Việt Nam đều đang nỗ lực để tăng thị phần xuất khẩu. 

Ông Vương Đức Anh, Chánh văn phòng Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, từ thực tiễn đứt gãy chuỗi cung ứng của ngành dệt may trong 2 năm xảy ra dịch Covid-19, doanh nghiệp nhận thấy làm chủ nguyên liệu trong nước là "chìa khóa” giúp phát triển bền vững. 

"Chúng tôi đã có chiến lược để phát triển chuỗi cung ứng nội địa trong hệ thống Tập đoàn, từ sợi, dệt, nhuộm, may và hướng đến trở thành một nhà cung cấp trọn gói, một điểm đến cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn. Dự kiến là chúng tôi tập trung từ giờ cho đến năm 2025 sẽ phát triển một chuỗi dệt kim hoàn chỉnh.

Chúng tôi có một hệ thống sản xuất sợi phát triển tương đối hoàn chỉnh trong 5 năm qua cũng như khu vực may có quy mô và có uy tín, bài học ưu tiên mà Tập đoàn luôn đặt ra trong bối cảnh của dịch bệnh chính là bảo toàn lực lượng lao động và duy trì vị trí cung ứng dệt may toàn cầu, là mục tiêu của cả ngành dệt may. Ngoài kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì ngành dệt may cũng luôn đặt mục tiêu về an sinh xã hội, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động" - ông Vương Đức Anh cho biết.

Năm 2022, các doanh nghiệp dệt may nỗ lực xây dựng để trở thành một mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu.

(Theo VOV)

Các tin khác
Giá dầu đã tăng mạnh trong tuần. Ảnh minh họa: Businesstoday

Tiếp đà “leo dốc” của năm ngoái, giá dầu tuần này đánh dấu lần thứ 7 tăng liên tiếp và chứng kiến sự tăng “sốc” 6,3% của dầu WTI.

Người Mông Kiên Thành thu hoạch măng tre Bát độ.

Với một người “ngoại đạo” như tôi thì thời điểm đầu những năm 2000, huyện Trấn Yên quyết tâm trồng tre măng Bát độ với diện tích lớn là một quyết định rất phiêu lưu. Nói như vậy, là bởi đã có nhiều cây tre măng trồng được đưa vào huyện, từ khảo nghiệm đến đại trà đều chung số phận… Thất bại, ngay cả cây Bát độ, niên vụ 2003 diện tích trồng mới đạt tỷ lệ sống dưới 60%, nhiều diện tích chỉ đạt tỷ lệ sống dưới 50%.

Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Nhâm Dần 2022 sẽ được tổ chức vào ngày 7/2 (mùng 7 tết) trên địa bàn toàn tỉnh. Ngay trong Lễ phát động, Yên Bái phấn đấu trồng gần 23 nghìn cây các loại, phấn đấu trong tháng đầu tiên phát động sẽ trồng được hơn 1000 ha.

Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh cùng cán bộ kiểm lâm huyện Yên Bình khảo sát đánh giá năng suất rừng trồng tại huyện Yên Bình.                               
Ảnh: T.L

Từ chỗ trồng rừng giảm nghèo, đến nay Yên Bái đã tạo được bước đi vững chắc trong phát triển kinh tế lâm nghiệp với hàng nghìn héc-ta rừng đã được sản xuất theo tiêu chuẩn rừng quốc tế (FSC). Trồng rừng FSC mang lại lợi ích “kép” về cả giá trị kinh tế lẫn môi trường và đây cũng là “giấy thông hành” đưa sản phẩm gỗ rừng trồng vào thị trường thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục