Hội Nông dân tỉnh Yên Bái khuyến khích nông dân thi đua làm giàu

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/2/2022 | 7:40:36 AM

YênBái - Năm 2021, Yên Bái có gần 40.000 hộ hội viên nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Đồng chí Giàng A Câu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh (người thứ 2, bên phải) thăm mô hình hộ hội viên sản xuất kinh doanh giỏi từ nuôi tằm tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.
Đồng chí Giàng A Câu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh (người thứ 2, bên phải) thăm mô hình hộ hội viên sản xuất kinh doanh giỏi từ nuôi tằm tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong những ngày đầu xuân, chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Trần Ích Lương ở tổ dân phố Hồng Sơn, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn. Với trên 2.000 m2 đất, năm 2015 ông Lương trồng 500 gốc bưởi Diễn và cam V2. Sản phẩm bưởi Diễn của ông Lương chủ yếu bán phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp tết và đây được xem là nguồn thu nhập chính trong năm của gia đình. 

Để cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao, ông Lương không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước; chú trọng áp dụng khoa học, kỹ thuật trong từng giai đoạn phát triển của cây thông qua các lớp tập huấn của hội nông dân, nhất là thời điểm bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho cây, thụ phấn cho hoa theo tiêu chuẩn VietGAP. Được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nên bưởi, cam của gia đình ông Lương có hương vị thơm ngon đặc trưng và được thương lái đánh giá cao. 

Ông Lương chia sẻ: "Để có thêm thu nhập trong thời gian chờ thu hoạch bưởi và cam, tôi áp dụng biện pháp lấy ngắn nuôi dài bằng trồng thêm rau màu. Theo đó, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu thị trường để có cách làm phù hợp”. Mùa nào thức nấy, vườn rau của gia đình ông Lương luôn xanh tốt cho thu nhập ổn định và góp phần nâng tổng thu nhập đạt từ 400 đến 500 triệu đồng. Ông Lương trở thành một trong những hội viên nông dân tiêu biểu của huyện Văn Chấn. 

Mỗi nông dân đều có cách làm riêng để làm giàu cho mình. Điển hình như chị Nguyễn Thị Hà, thôn Cửa Hốc, xã An Lạc, huyện Lục Yên đã tận dụng thế mạnh kinh tế địa phương là trồng rừng và năm 2012, thông qua ủy thác vay vốn của Hội Nông dân xã chị mạnh dạn vay 400 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mở xưởng ván bóc kết hợp kinh doanh vận tải chuyên chở gỗ rừng trồng. 

Xưởng ván bóc của chị Hà có công suất 300 - 400 m3 gỗ/tháng và 6 xe tải chuyên chở hàng đã mang lại tổng thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm. Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị Hà còn tạo việc làm cho 30 lao động địa phương với mức thu nhập 7 - 8 triệu đồng/người/tháng. 

Ở huyện Mù Cang Chải có ông Sùng Chứ Cở bản Pú Cang, xã Nậm Khắt với mô hình chế biến chè Shan tuyết; ông Hảng A Lẩu, xã Dế Xu Phình với mô hình nuôi ong đều đã mang lại thu nhập cao. Ở huyện Lục Yên có ông Quốc Việt Hùng, xã Khánh Thiện với mô hình nuôi thỏ; ông Lý Phương Nhẫn, xã Lâm Thượng với mô hình trồng rau hữu cơ… 

Đây chỉ là một số tấm gương tiêu biểu trong số gần 40.000 hộ hội viên nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp của Hội Nông dân tỉnh năm 2021. Họ đều là những người đã phát huy được lợi thế điều kiện tự nhiên của địa phương để làm giàu. Từ đời sống kinh tế gia đình được nâng cao, với tinh thần tương thân tương ái, năm 2021 những hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã đóng góp được trên 1,8 tỷ đồng, trên 11.300 ngày công, cùng nhiều vật tư nông nghiệp, cây, con giống trị giá trên 355 triệu đồng giúp đỡ 119 hộ hội viên nông dân nghèo phát triển kinh tế để giảm nghèo. 

Đồng thời, các cấp hội đã phối hợp tổ chức 65 lớp dạy nghề ngắn hạn; tổ chức 1.042 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho hội viên nông dân; phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh và hình thành một số vùng chuyên canh trồng lúa chất lượng cao, vùng trồng cây công nghiệp, vùng nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi như mô hình trồng dưa hấu, cỏ ngọt tại xã Thanh Lương; mô hình chăn nuôi thủy sản ở xã Phù Nham, huyện Văn Chấn; mô hình trồng lúa nếp 87, tẻ đỏ, mô hình nuôi dê, trồng khoai sọ ở các xã: Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ... huyện Trạm Tấu; các tổ hợp tác chăn nuôi lợn, gà địa phương, gà đen, trồng măng sặt, trồng bí đỏ hồ lô tại huyện Mù Cang Chải...

Sự thành công của các hộ hội viên nông dân trong Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh và sự đồng hành hỗ trợ của các cấp hội nông dân trong tỉnh đã làm lan tỏa mạnh mẽ, tạo khí thế thi đua vượt khó vươn lên làm giàu bền vững trên đất quê hương của nhiều hội viên nông dân. 

Để thúc đẩy Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, năm 2021, Hội Nông dân tỉnh đã huy động các nguồn lực: ủy thác vay vốn 22 tỷ 408 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân; nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội cho hội viên nông dân vay 956 tỷ 625 triệu đồng để phát triển kinh tế... 


Minh Huyền

Tags Yên Bái nông dân thi đua làm giàu lao động sản xuất mô hình kinh tế

Các tin khác
Các doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận vốn tín dụng có chi phí thấp hơn.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất các bộ, ngành, địa phương có giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng với doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Phạm Hùng

Dự báo, doanh nghiệp (DN) vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do đó rất cần sự đồng hành hỗ trợ của Chính phủ.

Nhóm hàng xuất khẩu tăng nhiều nhất là nhóm công nghiệp và khoáng sản tăng gấp 2,6 lần so cùng kỳ.

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý: Không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục