Yên Bái tăng cường kiểm tra, giám sát và bảo đảm ổn định nguồn cung xăng dầu

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/2/2022 | 3:22:34 PM

YênBái - Việc giá xăng dầu tăng cao đang ảnh hưởng trực tiếp tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân. Trao đổi của phóng viên Báo Yên Bái với ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Yên Bái về vấn đề này vè công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu tại tỉnh Yên Bái. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi!

P.V:  Trước tiên xin cảm ơn ông đã tham gia cuộc trao đổi với phóng viên Báo Yên Bái. Thưa ông, thị trường xăng dầu trong nước những ngày qua đang trở thành vấn đề nóng được dư luận quan tâm. Xin ông cho biết, thực trạng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh hiện nay?

Ông Nguyễn Đình Chiến: Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 122 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang hoạt động, lấy nguồn hàng từ 16 thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối (trong đó có 5 thương nhân đầu mối có trụ sở ngoài tỉnh; 11 thương nhân phân phối, có 2 thương nhân có trụ sở trong tỉnh, 9 thương nhân có trụ sở ngoài tỉnh).

Về sản lượng tiêu thụ bình quân của các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Yên Bái: 122 cửa hàng xăng dầu x 80m3/1 tháng = 9.760 m3 x 12 tháng = 117.120m3/1 năm. Trong đó: sản lượng của Công ty Xăng dầu Yên Bái chiếm khoảng 38% sản lượng tiêu thụ toàn tỉnh. Hiện tại trên địa bàn tỉnh không có hệ thống kho dự trữ.


Ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Yên Bái trao đổi với phóng viên Báo Yên Bái.

Với hệ thống mạng lưới như trên, hoạt động kinh xăng dầu trong thời gian qua cơ bản thực hiện đảm bảo các quy định của Nhà nước, thường xuyên duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xăng dầu và đảm bảo nguồn cung cho sản xuất và tiêu dùng; chưa phát hiện tình trạng găm hàng, đầu cơ, tích trữ gây bất ổn thị trường. 

Song thực tế hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa có kho chứa dự trữ xăng dầu thương mại (chỉ có bể dự trữ lưu thông của các doanh nghiệp) và không có doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Do vậy sẽ bị động trong việc nhập và cung ứng nguồn hàng, nhất là thời điểm khan hiếm hàng. Đây là vấn đề khó khăn hiện nay và đã được ngành công thương tham mưu tích hợp vào Quy hoạch của tỉnh Yên Bái về phát triển hạ tầng năng lượng giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến năm 2050. 

P.V: Vâng, thực trạng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã rõ. Vậy, khi giá xăng dầu tăng cao có tác động thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh, thưa ông?

Ông Nguyễn Đình Chiến: Việc giá xăng dầu tăng cao thời gian gần đây đã tác động không nhỏ tới đời sống của người dân và doanh nghiệp (DN) vốn đã rất khó khăn do đại dịch COVID-19. 

Với DN, việc giá xăng dầu ở mức cao đã làm chi phí đầu vào tăng cao, các dịch vụ, phí, cước giao hàng… đều tăng giá khiến DN phải tính toán, cân đối để cầm cự. Theo nhiều người dân, việc điều chỉnh giá xăng dầu gần đây đã ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, khi mà nhiều hàng hoá được điều chỉnh tăng giá do tác động của giá xăng tăng. Nhiều gia đình buộc phải cân đối lại tài chính và thắt chặt chi trong tiêu dùng hàng ngày.


Việc giá xăng dầu tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống kinh tế - xã hội của người dân trên địa bàn tỉnh.

Giá xăng dầu tăng có tác động mạnh nhất tới các lĩnh vực vận tải hàng hoá, hành khách, chi phí vận chuyển hàng hóa, giá vé tàu xe ... Qua đó, tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm. Giá xăng dầu tăng còn làm tăng giá hàng hóa trong khâu lưu thông và điều lo ngại nhất là hiệu ứng tăng giá dây chuyền tác động đến giá cả của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế hiện nay.

PV: Để tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu, đảm bảo nguồn cung xăng dầu ổn định trên địa bàn tỉnh; xin ông cho biết, ngành công thương có những giải pháp gì? 

Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Thời gian qua, Sở Công thương đã triển khai thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh. 

Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ Công thương quy định định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành; Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 của Chính phủ và Thông tư số 17/TT-BCT ngày 15/11/2021 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ Công thương, Sở Công thương đã chỉ đạo, triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy trình, quy định trong việc quản lý, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý bán lẻ và cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu và các quy định khác liên quan.

Trong quá trình thẩm định, cấp phép giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh cơ bản đảm bảo đúng các quy định. Sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong quá trình giải quyết hồ sơ, thủ tục cấp phép như thủ tục đất đai, môi trường, phòng cháy chữa cháy, xây dựng, kiểm định đo lường chất lượng luôn thực hiện đầy đủ theo quy định. 

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn được Sở Công thương chỉ đạo các phòng ban chuyên môn phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành. 

Trước diễn biến phức tạp của thị trường xăng dầu hiện nay, để đảm bảo cung ứng nguồn hàng phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, phục hồi kinh tế theo tình thần Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 10/11/2021 về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19" để phát triển kinh tế trở lại trạng thái bình thường, Sở Công thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công thương và các ngành chức năng trên địa bàn giám sát chặt chẽ việc kinh doanh xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, bảo đảm việc bán hàng không bị gián đoạn; bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn; yêu cầu các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định tại Điều 26 của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3-9-2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. 

Tham mưu thành lập các đoàn, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh, hạn chế hoạt động đầu cơ, tích trữ xăng dầu, bảo đảm các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh xăng dầu. Đồng thời, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm.

Đề nghị các ngành chức năng của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết nhanh chóng để xe bồn vận chuyển xăng dầu vào tỉnh nếu gặp khó khăn, để kịp thời cung ứng xăng dầu đến mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông đã tham gia cuộc trao đổi!

Thanh Chi - Đức Toàn (thực hiện)

Tags Yên Bái kiểm tra giám sát xăng dầu COVID-19 sản xuất kinh doanh

Các tin khác

Trong đợt giá rét vừa qua, nền nhiệt độ của tỉnh Cao Bằng giảm rất sâu, nhiều nơi xuất hiện băng giá, sương suối gây hại đến sản xuất, chăn nuôi của nông dân.

Ảnh minh hoạ.

Giá vàng thế giới đang ở mức cao nhất trong hơn 1 năm do căng thẳng Nga-Ukraine đẩy cao nhu cầu tìm kiếm “hầm trú ẩn” trên thị trường tài chính toàn cầu...

Vụ xuân, huyện Lục Yên đưa vào đồng ruộng 40% là lúa thuần với các giống: Đài thơm 8, Bắc thơm 7, Thiên ưu 8, nếp các loại... và 60% lúa lai với các giống: Việt lai 20, Nhị ưu 838, Nghi hương 305… Đến thời điểm này, nông dân các xã đã hoàn thành khâu làm đất và đã cấy 3.200/ 3.100 ha kế hoạch.

Mỗi lít xăng đang “cõng” hơn 11.000 đồng tiền thuế, phí các loại.

Trước tình trạng giá xăng dầu tăng quá cao, Thủ tướng đã yêu cầu 2 bộ Công thương và Tài chính tính toán đề xuất phương án giảm thuế nhằm giảm giá xăng dầu, báo cáo Thủ tướng trước ngày 28.2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục