Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết thông qua dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.
|
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng.
|
Chính phủ quyết nghị thông qua để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022 theo đề nghị của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu báo cáo.
Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong ngày 14/3/2022 cho phép bổ sung dự án Nghị quyết vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy trình một phiên họp, soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bộ Tài chính khẩn trương gửi hồ sơ, tài liệu liên quan cho Bộ Tư pháp theo quy định.
Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong ngày 14/3/2022 về dự án Nghị quyết nêu trên để cho ý kiến và thông qua theo quy trình một phiên họp, soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 700 đồng/lít. Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Dự kiến, với việc điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, số thu thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng trên (tính trên cơ sở sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2019) sẽ giảm khoảng 29.035 tỷ đồng/năm, từ đó tác động làm giảm thu ngân sách Nhà nước.
(Theo VTV)
Tiếp đà tăng trưởng ấn tượng của năm 2021, trong hai tháng đầu năm 2022, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Yên Bái đã tăng trưởng tới 62% so với cùng kỳ năm trước, tạo thêm niềm tin và quyết tâm bứt phá trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh...
Trước tác động của chiến sự Nga-Ukraine, để khắc phục những khó khăn trong ngắn hạn, cũng như nắm bắt được cơ hội trong dài hạn, DN cần nâng cao khả năng chống chịu trước tác động của cuộc khủng hoảng.
Giới đầu tư vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nên việc tiếp tục kiểm soát, ổn định kinh tế vĩ mô sẽ thu hút được dòng vốn trong và ngoài nước, thúc đẩy mạnh quá trình phục hồi kinh tế
Vụ lúa xuân năm nay, tỉnh Yên Bái có kế hoạch gieo cấy gần 19.100 ha. Đến hết ngày 10/3, toàn tỉnh đã gieo cấy gần 19.425 ha, đạt gần 102% kế hoạch. Các địa phương có diện tích gieo cấy tăng so với kế hoạch giao là: Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên và thành phố Yên Bái.