Hiện nay, có tới 70% nhiều loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy trước tác động của việc giá xăng dầu liên tục tăng cao do cuộc chiến Nga - Ukraine đã khiến ngành chăn nuôi đứng trước thách thức lớn do giá thức ăn chăn nuôi đã buộc phải tăng giá do đầu vào tăng.
Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn Nuôi cho biết, trong tháng 2-2022, tổng đàn lợn tăng 2,9%, gia cầm tăng 2,0%, đàn bò tăng 0,9%, đàn trâu giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Còn bắt tính từ giữa tháng 3 vừa qua, các doanh đã đồng loạt điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi 300-400 đồng/kg tuỳ loại. Thậm chí có những sản phẩm được điều chỉnh tăng thêm 3.000-4.000 đồng/kg.
Còn nếu tính từ cuối năm 2020 đến nay, thì lần điều chỉnh giá ngay đầu tháng 4 này đã là đợt tăng giá thứ 11 liên tiếp.
Theo các doanh nghiệp thì dưới áp lực giá nhập khẩu nguyên liệu liên tục tăng cao thì các doanh nghiệp buộc lòng phải tăng giá. Cụ thể như: Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam vừa tăng 400 đồng một kg với các sản phẩm chăn nuôi cá từ hôm nay.
Trước đó, ngày 16-3, đơn vị này cũng đã điều chỉnh tăng 400 đồng một kg với thức ăn cho heo con, tập ăn; tăng 300 đồng một kg với thức ăn hỗn hợp cho heo, gà, vịt, chim cút, gia súc...
Ngoài ra, một số doanh nghiêp khác như CJ Vina Agri, Greenfeed cũng đã thông báo tăng giá bán thức ăn chăn nuôi từ 1-4. Công ty TNHH CJ Vina Agri điều chỉnh tăng 400 đồng một kg với tất cả thức ăn đậm đặc, thức ăn heo con, bò. Ngoài ra, công ty tăng 300 đồng một kg với thức ăn cho heo nái, thịt; gà thịt, đẻ; vịt thịt; dê...
Theo nhiều chủ trang trại chăn nuôi cho hay thì thức ăn chiếm 70 - 80% trong tổng cơ cấu giá thành chăn nuôi. Do đó, nếu giá cám tiếp tục tăng và giá heo vẫn ở mức thấp thì nguy cơ người nuôi lỗ nặng.
Tính toán một chủ trại chăn nuôi thì giá thịt lợn hơi giảm, giá thành lại xu hướng tăng cao, nên cứ xuất bán 1 con lợn chủ trại chăn nuôi chịu lỗ khoảng 600.000 đồng. Mức chịu lỗ này là đối với các chủ trại có thể tự túc con giống đến sản xuất còn với các trang trại không thể tự túc con giống thì mức gánh lỗ 1 triệu đồng/con lợn khi xuất chuồng.
Cung theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, giá thành phẩm hiện cũng tăng 18-22%. Điều này khiến nhiều hộ và trang trại chăn nuôi bị thua lỗ. Hiện giá thành nuôi một con heo tiếp tục tăng, trong khi giá heo hơi bán ra thị trường vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước áp lực tăng giá phi mã, nhiều người nông dân lỗ vốn phá sản do giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng cao thì rất nhiều giải pháp tháo gỡ đã được đưa ra như: giảm thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp... Thậm chí, Thứ trưởng NN-PTNT Phùng Đức Tiếp còn kêu gọi các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi luôn có sẵn nguồn hàng nhập khẩu từ trước đó thì đừng vội tăng giá, phải chia sẻ gánh nặng này với người nông dân.
Cùng với đó là khuyến nghị điều chỉnh cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng chăn nuôi gia súc ăn cỏ, giảm chăn nuôi lợn, gia cầm nhằm tận dụng các loại phụ phẩm trồng trọt, ngô sinh khối, cỏ, giảm tiêu thụ ngô, khô dầu các loại nhập khẩu. Trong thời gian tới để gỡ khó cho người chăn nuôi vượt qua giai đoạn giá nguyên liệu nhập khẩu vẫn có xu hướng tăng cao.
(Theo Kinh tế đô thị)