Để phát triển vùng cây ăn quả bền vững

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/5/2021 | 2:10:30 PM

YênBái - Nằm trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án phát triển cây ăn quả giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh đã đề ra mục tiêu trồng mới 2.800 ha cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) để hình thành vùng cây ăn quả có múi trên 4.500 ha, nâng tổng diện tích cây ăn quả lên 10.000 ha; năng suất cây ăn quả có múi đạt 100 tạ/ha, giá trị cây ăn quả đạt 300 tỷ đồng…

Người dân cần áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để có sản phẩm xuất khẩu.
Người dân cần áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để có sản phẩm xuất khẩu.


Để đạt mục tiêu này, tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương làm tốt công tác quy hoạch trên cơ sở lợi thế những giống cây ăn quả đặc sản đã có như bưởi Đại Minh (Yên Bình), cam CS1, cam V2, bưởi Diễn, quýt (Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên)… 

Cùng đó, khuyến khích và triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, đặc biệt là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; lựa chọn những cây giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sạch bệnh vào trồng thay thế các giống cây già cỗi cũng như trồng mới; ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây ăn quả, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng chế phẩm sinh học Emina phun cho cây ăn quả... nhằm từng bước xây dựng, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm cây ăn quả có múi như: Nhãn hiệu tập thể cam Văn Chấn, cam sành Lục Yên, hồng chùm không hạt Lục Yên và Nhãn hiệu chứng nhận bưởi Đại Minh... 

Tỉnh và các địa phương cũng vận động nhân dân, hỗ trợ đầu tư phát triển cây ăn quả theo hướng gia trại, nông trại, trang trại và áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP... Tổng kinh phí hỗ trợ giai đoạn 2016 - 2020 là trên 42 tỷ đồng. 

Đến hết năm 2020, Yên Bái đã trồng, phát triển vùng trồng cây ăn quả có múi trên 5.400 ha, đạt 120% chỉ tiêu Đề án, nâng tổng số diện tích cây ăn quả toàn tỉnh lên trên 9.700 ha; năng suất cây ăn quả có múi đạt 90 tạ/ha, sản lượng quả có múi đạt trên 33.000 tấn/năm; giá trị cây ăn quả các loại đạt trên 420 tỷ đồng, đạt 133,3% mục tiêu của Đề án. 

Các địa phương cũng mở rộng quy mô các vùng trồng truyền thống gắn với xây dựng nhãn hiệu như Cam sành Lục Yên, Cam Văn Chấn, Bưởi Đại Minh; tổ chức Lễ hội Cam Văn Chấn, Lễ hội Bưởi Đại Minh, góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện Đề án và nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế. 

Trong đó, vùng bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình đã phát triển được trên 720 ha, tập trung tại xã Đại Minh và Hán Đà, sản lượng bình quân ước đạt 15.000 tấn/năm, giá trị ước đạt 250 tỷ đồng; vùng cam sành Lục Yên diện tích trên 405 ha tập trung tại các xã: Mường Lai, Khánh Hòa, Tân Lĩnh, Minh Xuân... 

Năm 2020, sản lượng đạt 3.200 tấn, giá trị thu trên 25 tỷ đồng. Từ chỗ chưa đầy 500 ha vào năm 2010 và mỗi năm phải nhập hàng ngàn tấn hoa quả từ các địa phương khác, sau 10 năm, Yên Bái đã có gần 10.000 cây ăn quả và trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có giá trị đạt trên 420 tỷ đồng.

Vấn đề đặt ra trong phát triển cây ăn quả ở Yên Bái là phần lớn sản lượng quả tiêu thụ thông qua các tư thương, dẫn đến thiếu ổn định, hay xảy ra tình trạng được mùa rớt giá; hầu hết các sản phẩm tự sản, tự tiêu nội địa, chưa có sản phẩm xuất khẩu, dẫn đến giá trị không cao. Trong khi đó, một vài năm tới diện tích cây ăn quả qua thời gian kiến thiết cơ bản cho thu hoạch, sản lượng sẽ lớn, chắc chắn sẽ khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm...

Để bứt phá và phát triển bền vững vùng cây ăn quả, ngành nông nghiệp và các địa phương cần tổ chức sản xuất để có sản phẩm và nguyên liệu chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là giải quyết được vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; nông dân cần áp dụng và thực hiện quy trình sản xuất và thực hành nông nghiệp tốt để có rau quả "sạch”, cần có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả với doanh nghiệp; tỉnh tiếp tục có các cơ chế, chính sách đầu tư nhà máy chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân, nhân rộng mô hình chuỗi giá trị sản xuất nông sản gắn kết người nông dân và các doanh nghiệp tiêu thụ, tiến tới xuất khẩu. 

Đặc biệt, trong điều kiện dịch Covid -19 diễn biến phức tạp thì khâu bảo đảm an toàn dịch bệnh khi sản xuất, đóng gói, vận chuyển cần hết sức chú ý để sản phẩm dễ dàng lưu thông tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. 

Thanh Phúc

Tags phát triển vùng cây ăn quả bền vững

Các tin khác
Một quầy thịt lợn được bày bán tại chợ Yên Ninh, thành phố Yên Bái. (Ảnh: Thủy Thanh)

Giá lợn hơi liên tục giảm từ mấy tháng nay; thời điểm này còn xuống thấp nhất trong 1 năm qua và chưa cho dấu hiệu dừng lại. Không những vậy, việc tiêu thụ còn rất chậm, đặc biệt là loại lợn nuôi tận dụng nông sản phụ (lợn hai bề), không phải lợn siêu nạc, nuôi trong các trang trại tiêu chuẩn.

HTX Chè Hương Lý (Yên Bình) được hỗ trợ xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc và máy in tem sản phẩm.

Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái đã có 17 sản phẩm đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Lãnh đạo xã An Thịnh, huyện Văn Yên kiểm tra mô hình chăn nuôi của gia đình ông Lê Xuân Kình ở thôn Đại An.

Thực hiện Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh quy định về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025, nhiều hộ dân ở huyện Văn Yên đã cải tạo chuồng trại, tăng quy mô đàn vật nuôi.

Nhiều nhà dân trên địa bàn thành phố Yên Bái đang xây dựng đã đội chi phí vì giá vật liệu xây dựng tăng cao.

Sự tăng giá tới chóng mặt của 5 loại vật liệu chủ yếu là xi măng, thép xây dựng, đá, cát và gạch đã làm cho chi phí xây dựng tăng 20% so với cùng kỳ. Giá vật liệu “phi mã” gây khó khăn thêm với các nhà thầu xây dựng, nhất là đối với dạng hợp đồng trọn gói không thể điều chỉnh theo giá thị trường, chi phí vật liệu thường chiếm từ 40 - 60% tổng dự toán của một công trình…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục