Đảm bảo an toàn giao thông khi sửa chữa cao tốc Nội Bài -Lào Cai

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/4/2022 | 8:26:36 AM

Phó Tổng giám đốc VEC cho biết từng gói thầu đều tổ chức việc phân luồng và cử cán bộ bảo đảm an toàn giao thông cũng như biển báo, dây phản quang.

Cao tốc Nội Bài-Lào Cai. (Ảnh minh họa)
Cao tốc Nội Bài-Lào Cai. (Ảnh minh họa)

Liên quan đến việc phân luồng bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình sửa chữa mặt đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Văn Nhi, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết với đặc thù là đường cao tốc nên quá trình sửa chữa VEC đã đặt vấn đề bảo đảm an toàn giao thông vận tải lên hàng đầu.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Nhi cho hay về tổng thể bảo đảm an toàn giao thông và phân luồng giao thông đã được xây dựng và đã được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận. Từng gói thầu đều tổ chức việc phân luồng và cử cán bộ bảo đảm an toàn giao thông cũng như biển báo, dây phản quang.

Song song với đó, đơn vị phụ trách bảo trì trên tuyến là Công ty cổ phần dịch vụ Đường cao tốc Việt Nam cũng phải duy trì lực lượng phân luồng tổng thể trên toàn tuyến trong quá trình sửa chữa.

Về kết quả sửa chữa đến nay, ông Nguyễn Văn Nhi cho hay những gói thầu đã có kết quả chọn nhà thầu, đơn vị đang yêu cầu nhà thầu khẩn trương triển khai trên hiện trường.

Hiện vẫn còn một số gói thầu đang tổ chức đấu thầu, VEC sẽ cố gắng hoàn thành việc sửa chữa những đoạn hư hỏng mặt đường tuyến Nội Bài-Lào Cai trong hết quý 3 năm 2022.

Ông Trần Hưng Hà, Cục trưởng Cục Quản lý Đường bộ I (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), cho biết đã giao cho Chi cục Quản lý đường bộ I.3 thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại tuyến Nội Bài-Lào Cai trong việc giám sát quá trình sửa chữa tuyến đường này. Đặc biệt, là công tác phân luồng, bảo đảm an toàn giao thông.

Cũng theo ông Trần Hưng Hà, hiện tại việc sửa chữa đã hoàn thành 9.641/33.681m2 mặt đường (thuộc đoạn Km150+000-Km173+404) và chuẩn bị triển khai gói thầu sửa chữa hư hỏng, hằn lún, rạn nứt mặt đường đoạn Km173 - Km241.

Trước đó, thông tin về tình trạng hư hỏng nặng tại nhiều vị trí trên cao tốc Nội Bài-Lào Cai tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ông Đỗ Chí Chung, Chánh văn phòng VEC, cho biết sau hơn 8 năm tuyến cao tốc được đưa vào khai thác, dù được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nhưng với việc hàng ngày tiếp nhận một lượng lớn phương tiện có tải trọng lớn dẫn đến một số hạng mục, công trình xuống cấp, hư hỏng.

Để chất lượng mặt đường trên tuyến cao tốc Nội Bài- Lào Cai được đảm bảo, các cơ quan chức năng cần phối hợp với những đơn vị có liên quan, tiến hành kiểm soát tải trọng các phương tiện lưu thông trên tuyến.

Đồng thời, phía chủ đầu tư dự án là VEC sẽ thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá và tiến hành duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, theo đúng kế hoạch

Dự án cao tốc Nội Bài-Lào Cai có chiều dài 245km đi qua thành phố Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.

Đây cũng là một trong những dự án đường cao tốc có quy mô lớn nhất, dài nhất Việt Nam, được khởi công năm 2009 và hoàn thành sau 5 năm.

Dự án này có tổng mức đầu tư (giai đoạn1) là 1.464 triệu USD, bao gồm vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 236,21 triệu USD, vay thông thường OCR (ADB) 1.034,5 triệu USD và vốn đối ứng là 170,31 triệu USD cho giải phóng mặt bằng.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu kiểm tra cây giống cho niên vụ trồng rừng 2022.

Để thực hiện mục tiêu “xanh” theo Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Trạm Tấu đã và đang tập trung nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với đặc thù địa phương; trọng tâm là thực hiện tốt việc quản lý bảo vệ và phát triển diện tích rừng phòng hộ nhằm tạo ra môi trường sinh thái xanh cũng như nâng cao chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn của tỉnh...

Đến hết năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022, tổng đàn gia súc chính của huyện đạt 109.800 con.

Với tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, những năm qua, huyện Lục Yên khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, nhất là vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung.

Nông dân xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên khai thác vỏ quế.

Quế được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế rừng của Trấn Yên với diện tích 19.924 ha.

Toàn huyện Văn Chấn có gần 150 mô hình chăn nuôi lợn quy mô vừa, 113 cơ sở chăn nuôi trâu, bò có quy mô từ 10 con trở lên; nhiều mô hình chăn nuôi cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Nhờ thay đổi tư duy, cùng với sự khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước, những mô hình chăn nuôi hàng hóa đã mang lại thu nhập cao cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục