Yên Bái: Tín dụng tăng trưởng ấn tượng

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/4/2022 | 7:16:48 AM

YênBái - Những tháng đầu năm 2022, nhiều yếu tố bất lợi như xăng, dầu, thép xây dựng… tăng mạnh; dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh (SXKD) của người dân, doanh nghiệp (DN), song tăng trưởng tín dụng (TTTD) lại có sự khởi sắc đã cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực của nền kinh tế...

Khách hàng giao dịch tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái.
Khách hàng giao dịch tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái.

Để đảm bảo mục tiêu TTTD so với năm 2021 từ 12% - 14% góp phần phục hồi nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh đã quán triệt, chỉ đạo kịp thời các chủ trương, cơ chế, chính sách mới của Nhà nước đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn. 

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên nguồn vốn, đẩy mạnh cho vay các phương án, dự án có hiệu quả; thực hiện nghiêm túc cơ chế điều hành về lãi suất, cạnh tranh lành mạnh; thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn, tháo gỡ khó khăn trong quá trình SXKD. 

Nhờ đó, hoạt động ngân hàng trên địa bàn vẫn duy trì ổn định, dòng chảy tín dụng ngân hàng kịp thời đổ vào nền kinh tế với mức tăng trưởng khá ấn tượng. 

Theo NHNN Chi nhánh tỉnh Yên Bái, nếu cùng kỳ năm 2021, dư nợ tín dụng giảm 0,06% thì quý I/2022, tín dụng trên địa bàn dự ước tăng 3,28% và tăng 16,35% so với cùng kỳ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phục hồi nền kinh tế. 

Theo báo cáo, ước đến 31/3/2022, tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) đạt 31.350 tỷ đồng, tăng 3,28%; trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 13.550 tỷ đồng, chiếm 43,2% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 17.800 tỷ đồng, chiếm 56,8% tổng dư nợ. Bên cạnh ưu tiên cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn thì các lĩnh vực ưu tiên khác như: sản xuất hàng hóa xuất khẩu, phục vụ SXKD, các DN nhỏ và vừa, các dự án, phương án SXKD có hiệu quả tiếp tục là địa chỉ quan trọng để dòng chảy tín dụng hướng tới. 

Theo đó, dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn  ước đạt 10.800 tỷ đồng, tăng 0.95% so với 31/12/2021; dư nợ cho vay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ước đạt 9.250 tỷ đồng, tăng 1,35% so với 31/12/2021, chiếm 29,5% tổng dư nợ; dư nợ cho vay lĩnh vực xuất khẩu đạt 1.120 tỷ đồng, tăng 2,94% so với 31/12/2021; dư nợ cho vay hỗ trợ DN vừa và nhỏ đạt 5.740 tỷ đồng, chiếm 18,3% tổng dư nợ, tăng 5,32% so với 31/12/2021; dư nợ 16 chương trình tín dụng chính sách ước  đạt 3.700 tỷ đồng, tăng 2,95% so với 31/12/2021. 

Bên cạnh việc ưu tiên dòng tín dụng phục hồi kinh tế, ngành ngân hàng cũng tập trung thực hiện hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho DN sau khi dịch bệnh được kiểm soát thông qua cơ chế Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14 về cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất và giữ nguyên nhóm nợ; cho vay mới với lãi suất thấp nhằm tạo điều kiện cho DN, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn duy trì, ổn định và phục hồi phát triển SXKD. 

Theo báo cáo của NHNN Chi nhánh tỉnh Yên Bái, dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến 10/03/2021 là 5.257 tỷ đồng chiếm 20,5% so với tổng dư nợ trên toàn tỉnh. Lũy kế đến nay, các tổ chức tín dụng đã tháo gỡ khó khăn cho 72.701 khách hàng. 

Trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 512 khách hàng với dư nợ được cơ cấu lại là 1.013 tỷ đồng; miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho 205 khách hàng với dư nợ đã được miễn, giảm lãi là 307 tỷ đồng; doanh số cho vay mới là 18.442 tỷ đồng đối với 17.677 khách hàng.

Các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn chủ động giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu. Luỹ kế giảm lãi từ mức 0,2% đến 2,5%/năm cho 54.307 lượt khách hàng, dư nợ được giảm lãi suất là 24.343 tỷ đồng; trong đó, riêng quý I/2022 là 1.024 khách hàng, dư nợ được giảm lãi là 423 tỷ đồng. 

Thời gian tới, các chi nhánh ngân hàng, QTDND thực hiện tốt hình thức huy động nguồn vốn, đảm bảo ổn định và TTTD; tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, hộ SXKD tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để phát triển SXKD; trong đó, ưu tiên hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, DN thuộc các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và DN có hệ thống quản trị tốt, có khả năng phục hồi SXKD tốt. 

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; thực hiện TTTD đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, tiếp tục tăng cường quản trị rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích phòng ngừa rủi ro tại đơn vị, bảo đảm thanh toán thông suốt và an toàn tuyệt đối trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời, phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp của người dân, DN.

Văn Thông

Tags Yên Bái tăng trưởng vốn đầu tư giải ngân xăng dầu thép xây dựng

Các tin khác

Để đảm bảo hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất tuân thủ đúng quy định của pháp luật theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 304/CĐ-TTg ngày 7/4/2022 về chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất, ngày 8/4/2022, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 1026 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có những chia sẻ về việc làm cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư hay doanh nghiệp có sai phạm.

Sáng 26/4, Công ty Xăng dầu Yên Bái khai trương Petrolimex- Cửa hàng 37 tại thôn Ngọn Đồng, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên. Đây là cửa hàng xăng dầu thứ 33 của Công ty trên địa bàn tỉnh.

ảnh minh họa

Hiện nay, thời tiết giao mùa, nắng mưa xen kẽ, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho một số loại sâu bệnh phát sinh và gây hại trên các loại cây trồng, đặc biệt là lúa xuân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục