Yên Bái: Doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/6/2022 | 7:49:36 AM

YênBái - Tuy gặp nhiều khó khăn, tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 nhưng thời gian qua, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã nỗ lực sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh, để phát triển bền vững, mỗi DNNN cần phải tích cực đổi mới, tái cơ cấu, kịp thời thích ứng để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Lãnh đạo Công ty TNHH Tân Phú kiểm tra an toàn hồ, đập chứa nước trên địa bàn huyện Trấn Yên.
Lãnh đạo Công ty TNHH Tân Phú kiểm tra an toàn hồ, đập chứa nước trên địa bàn huyện Trấn Yên.

Là đơn vị phụ trách việc tưới tiêu diện tích sản xuất nông nghiệp cho huyện Trấn Yên, thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình, Công ty TNHH Tân Phú hiện quản lý gần 800 công trình thủy lợi với 21 trạm bơm. 

Để đảm bảo nước phục vụ cho trên 11.000 ha diện tích đất nông nghiệp ở các địa phương, Công ty đã chủ động cử người xuống các địa phương kiểm tra, nắm bắt diện tích đất sản xuất có khả năng thiếu nước để xây dựng các phương án cụ thể, lịch điều tiết nước chi tiết cho các vùng, sử dụng nước hiệu quả, tránh lãng phí. Công tác vận hành và bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cũng được quan tâm.

Đặc biệt, bước vào mùa mưa bão năm nay, Công ty đã chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực theo phương châm "4 tại chỗ” sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai khẩn cấp; đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và các công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý. 

Ông Tống Quang Sáu - Giám đốc Công ty TNHH Tân Phú, huyện Trấn Yên cho biết: Để thực hiện việc quản lý, bảo vệ và khai thác giá trị các công trình thủy lợi đạt hiệu quả, Công ty luôn triển khai các giải pháp đủ các điều kiện để tưới tiêu, cấp nước cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn phụ trách. Đến thời điểm này, không có diện tích nào bị hạn và thiếu nước. 

Thời gian tới, Công ty tiếp tục bám sát diễn biến thời tiết, thường xuyên kiểm tra, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa và tăng cường nạo vét các công trình thủy lợi; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về Luật Thủy lợi..., phấn đấu doanh thu trong năm 2022 đạt trên 13 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 500 triệu đồng. 

Cũng là một DNNN, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn, thời gian qua, Công ty cổ phần Cấp nước và Xây dựng Yên Bái tập trung mở rộng thị trường cấp nước, đầu tư xây dựng mạng lưới cấp nước gắn với quy hoạch phát triển địa phương. Trong đó, công tác vận hành cấp nước được đảm bảo liên tục, không để người dân thiếu nước nhất là vào những ngày cao điểm nắng nóng đồng thời, đơn vị đã đẩy mạnh cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh. 

Ông Nguyễn Văn Nam - Giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước và Xây dựng Yên Bái cho biết: Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới cấp nước, đơn vị đã tăng cường các biện pháp quản lý giảm tỷ lệ thất thoát nước, tỷ lệ thu hồi sản phẩm, hiện nay chỉ còn 79,3%. Nhờ đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty được ổn định, phát triển. 

Năm 2022, Công ty phấn đấu tổng doanh thu đạt 38 tỷ đồng, nộp ngân sách 4,5 tỷ đồng, thu nhập người lao động 8,5 triệu đồng/người/tháng. Từ nay đến năm 2025, Công ty tiếp tục nâng cao công suất, mở rộng độ bao phủ dịch vụ cấp nước, góp phần thực hiện mục tiêu năm 2025, 100% dân số khu vực thành phố sử dụng nước sạch, 95% dân số khu vực nông thôn toàn tỉnh sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Tuy có nhiều cố gắng nhưng kết quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, không có các dự án đầu tư quy mô tạo động lực bứt phá, sức lan tỏa tại địa phương. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Riêng 2 lâm trường Lục Yên và Văn Yên đã ngừng hoạt động từ nhiều năm nay do thua lỗ, không đủ điều kiện giải thể. Trước thực tế đó, tỉnh đã dành sự quan tâm đến hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. 

Trong đó, thời gian tới, Yên Bái kiến nghị với Chính phủ nhằm thực hiện sắp xếp lại mô hình hoạt động của các công ty lâm nghiệp, lâm trường của tỉnh; tái cơ cấu, sáp nhập 3 công ty thủy nông vào thành 1 công ty thủy nông, nghiên cứu bàn giao tài sản, giá trị tài sản kết cấu hạ tầng các công trình cấp nước để thoái vốn…

Ngoài ra, tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách, nâng cao tinh thần tự lực, tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực và kiểm soát chặt chẽ, xây dựng hệ sinh thái phù hợp... 

Yên Bái hiện có 11 DNNN và DNNN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực lâm nghiệp, thủy nông, xổ số kiến thiết và cung cấp nước sạch. Năm 2021, tổng doanh thu các DNNN đạt trên 170 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 20 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 460 lao động với mức thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/người/tháng. 

Hùng Cường

Tags Yên Bái doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tái cơ cấu chuyển đổi số

Các tin khác

Đến thời điểm này, nông dân thị xã Nghĩa Lộ đã thu hoạch được 1.405 ha, chiếm khoảng 70%. Dự ước, năng suất đạt trên 63,5 tạ/ha, sản lượng 13.125 tấn. Cùng với thu hoạch lúa, bà con nông dân tích cực làm đất, chuẩn bị các điều kiện để gieo cấy vụ mùa.

Phạm vi hoạt động của tội phạm làm tiền giả ngày càng rộng, bao gồm cả nội địa và khu vực biên giới đất liền và vùng biển nên cần bổ sung thêm lực lượng chức năng tham gia phòng, chống tiền giả...

Sản phẩm dệt may Việt Nam được bày bán trên thị trường.

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về việc rút nhiệm vụ xây dựng nghị định "Sản xuất tại Việt Nam" và đồng ý ban hành quy định này ở hình thức thông tư.

Nhân viên điều chỉnh giá tại cây xăng trên Xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức (TP HCM) ngày 23/5.

Giá thế giới đạt mức cao nhất 2 tháng qua nên các doanh nghiệp đầu mối dự báo giá xăng ngày mai có thể lên 31.000 đồng một lít.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục