Quy định "sản xuất tại Việt Nam" sẽ được ban hành ở cấp thông tư

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/5/2022 | 8:07:05 AM

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về việc rút nhiệm vụ xây dựng nghị định "Sản xuất tại Việt Nam" và đồng ý ban hành quy định này ở hình thức thông tư.

Sản phẩm dệt may Việt Nam được bày bán trên thị trường.
Sản phẩm dệt may Việt Nam được bày bán trên thị trường.

Theo đó, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP về việc rút nhiệm vụ xây dựng Nghị định "Sản xuất tại Việt Nam". Chính phủ quyết nghị đồng ý kiến nghị của Bộ Công thương về việc rút nhiệm vụ xây dựng Nghị định "Sản xuất tại Việt Nam".

Phó thủ tướng đồng ý cho Bộ Công thương xem xét, quyết định ban hành văn bản "Sản xuất tại Việt Nam" ở cấp thông tư theo thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ được giao, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng về quyết định của mình.

Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và xử lý văn bản trái pháp luật (nếu có) theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định có liên quan.

Trước đó từ năm 2021, Bộ Công thương đang xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định "Sản xuất tại Việt Nam".

Bộ Công thương đã có tờ trình kiến nghị Thủ tướng để bộ này chủ trì xây dựng dự thảo nghị định "Sản xuất tại Việt Nam". Tại thời điểm đó, Bộ Công thương cho rằng việc ban hành văn bản "Sản xuất tại Việt Nam" ở cấp thông tư sẽ phát sinh nhiều bất cập, nên đã đề nghị xây dựng văn bản "Sản xuất tại Việt Nam" ở cấp nghị định, nhận sự thống nhất của Bộ Khoa học và công nghệ.

Trên cơ sở Văn phòng Chính phủ giao Bộ Công thương xây dựng dự thảo Nghị định để trình Chính phủ, Bộ Công thương đã hoàn thiện dự thảo lần 1 và đăng tải trên trang thông tin pháp luật và Cổng thông tin điện tử của Bộ Công thương, Cổng thông tin điện tử Chính phủ để đăng tải và lấy ý kiến. Cơ quan này cũng đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp để thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định.

Trao đổi với phóng viên báo chí, một đại diện của Bộ Công thương cho hay vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 43 về nhãn hàng hóa. Vì vậy, đã cơ bản khắc phục những bất cập liên quan đến dán nhãn, các quy định về nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Đơn cử như tại Nghị định 111, đã yêu cầu những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, hoặc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa.

Với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam phải ghi đầy đủ nội dung như tên hàng hóa, tên và địa chỉ đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hoặc ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Với hàng hóa nhập khẩu cũng phải ghi tên, xuất xứ hàng hóa.

(Theo TTO)

Các tin khác
Nhân viên điều chỉnh giá tại cây xăng trên Xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức (TP HCM) ngày 23/5.

Giá thế giới đạt mức cao nhất 2 tháng qua nên các doanh nghiệp đầu mối dự báo giá xăng ngày mai có thể lên 31.000 đồng một lít.

Nông dân xã Yên Thành phấn khởi khi dưa cho năng suất, chất lượng cao.

Tận dụng thời gian nửa năm nước hồ Thác Bà xuống thấp (từ tháng 1 đến tháng 6), nông dân nhiều xã ven hồ Thác Bà, huyện Yên Bình đã gieo trồng dưa hấu, dưa lê thay vì trồng ngô, lạc, đỗ trên vùng đất bán ngập. Thời gian này, đang là cao điểm của vụ thu hoạch nên cứ vào buổi sáng, đi khắp các đảo hồ đều bắt gặp cảnh bà con đang tất bật thu hái dưa đưa vào thuyền để thương lái đến thu mua.

Nhờ quảng bá trên sàn thương mại điện tử, nên sản phẩm quế của Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên được nhiều doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh biết đến.

Chính quyền huyện gia tăng các giải pháp hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP tham gia các sàn thương mại điện tử (TMĐT) để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, hình thành các hộ sản xuất nông nghiệp số, có gian hàng số, truy xuất nguồn gốc số...

Để giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia, nâng cao hiệu quả, chất lượng cung cấp điện trên địa bàn tỉnh, bên cạnh công tác tuyên truyền tiết kiệm điện, Công ty Điện lực Yên Bái luôn tích cực kêu gọi các doanh nghiệp, khách hàng lớn tham gia thực hiện Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục