Đề xuất bổ sung thêm lực lượng chức năng tham gia phòng, chống tiền giả

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/5/2022 | 3:36:20 PM

Phạm vi hoạt động của tội phạm làm tiền giả ngày càng rộng, bao gồm cả nội địa và khu vực biên giới đất liền và vùng biển nên cần bổ sung thêm lực lượng chức năng tham gia phòng, chống tiền giả...

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến của người dân đối với dự thảo nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong các năm qua, khối lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên phù hợp quy mô phát triển của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ in, sao chụp, xử lý hình ảnh và internet, việc làm tiền giả dễ dàng thực hiện hơn, kỹ thuật làm giả cũng ngày càng tinh vi hơn.

Ngoài ra, tình trạng tội phạm lưu hành, vận chuyển, tiêu thụ tiền giả đã xảy ra tại một số địa phương với thủ đoạn, phương thức ngày càng phức tạp. Tiền Việt Nam bị làm giả làm giảm giá trị của đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, tác động đến an ninh tiền tệ quốc gia, giảm lòng tin của người dân vào chính sách, công tác quản lý, điều hành tiền tệ của nhà nước.

Đáng chú ý, trước đây, tiền giả chủ yếu sản xuất ở nước ngoài, được vận chuyển, đưa vào trong nước tiêu thụ. Những năm gần đây, đã xuất hiện tội phạm làm tiền giả tại một số địa bàn như: Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Nam Định…

Trong những năm qua, lực lượng công an, bộ đội biên phòng đã phát hiện, triệt phá hàng nghìn vụ liên quan đến tiền giả, thu giữ nhiều tang vật liên quan. Lượng tiền giả thu giữ qua cơ quan chức năng và hệ thống ngân hàng lên đến hàng chục tỷ đồng tiền giả.

Cùng với đó, trước đây tiền giả chủ yếu được in ở nước ngoài trên chất liệu nilon thì nay đã xuất hiện tiền giả được in trong nước, chủ yếu trên giấy. Nhìn chung, các loại tiền giả tiền polymer có kỹ thuật làm giả đơn giản, dễ kiểm tra nhận biết bằng tay và mắt thường. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chức năng, tình hình hoạt động của tội phạm tiền giả trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp.

Do vậy, để công tác phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam đạt hiệu quả và toàn diện, cần thiết bổ sung thêm lực lượng chức năng tham gia và tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.

Hiện tại, phạm vi hoạt động của tội phạm làm tiền giả ngày càng rộng, bao gồm cả nội địa và khu vực biên giới đất liền và vùng biển. Tuy nhiên, trong văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh công tác phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam (Quyết định 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ tiền Việt Nam) chỉ quy định công tác phối hợp giữa lực lượng công an, bộ đội biên phòng và lực lượng hải quan.

Lẽ đó, cần nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo Nghị định về trách nhiệm tham gia của lực lượng quân đội nhân dân như lực lượng cảnh sát biển, lực lượng điều tra hình sự quân đội... nhằm tăng cường phối hợp giữa các đơn vị chức năng của cơ quan công an, lực lượng quân đội nhân dân, cơ quan hải quan và Ngân hàng Nhà nước trong công tác phòng, chống tiền giả, góp phần hạn chế rủi ro về tiền giả cho các tổ chức, cá nhân giao dịch trong xã hội và bảo vệ giá trị đồng tiền Việt Nam.

Đồng thời, cần thiết phải nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành trong công tác phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, cụ thể là bổ sung trách nhiệm của các lực lượng khác thuộc quân đội (không chỉ riêng lực lượng bộ đội biên phòng như quy định tại Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg hiện nay) và tăng cường công tác phối hợp, kịp thời trao đổi thông tin về tiền giả giữa các cơ quan chức năng.

(Theo VnEconomy)

Các tin khác
Sản phẩm dệt may Việt Nam được bày bán trên thị trường.

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về việc rút nhiệm vụ xây dựng nghị định "Sản xuất tại Việt Nam" và đồng ý ban hành quy định này ở hình thức thông tư.

Nhân viên điều chỉnh giá tại cây xăng trên Xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức (TP HCM) ngày 23/5.

Giá thế giới đạt mức cao nhất 2 tháng qua nên các doanh nghiệp đầu mối dự báo giá xăng ngày mai có thể lên 31.000 đồng một lít.

Nông dân xã Yên Thành phấn khởi khi dưa cho năng suất, chất lượng cao.

Tận dụng thời gian nửa năm nước hồ Thác Bà xuống thấp (từ tháng 1 đến tháng 6), nông dân nhiều xã ven hồ Thác Bà, huyện Yên Bình đã gieo trồng dưa hấu, dưa lê thay vì trồng ngô, lạc, đỗ trên vùng đất bán ngập. Thời gian này, đang là cao điểm của vụ thu hoạch nên cứ vào buổi sáng, đi khắp các đảo hồ đều bắt gặp cảnh bà con đang tất bật thu hái dưa đưa vào thuyền để thương lái đến thu mua.

Nhờ quảng bá trên sàn thương mại điện tử, nên sản phẩm quế của Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên được nhiều doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh biết đến.

Chính quyền huyện gia tăng các giải pháp hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP tham gia các sàn thương mại điện tử (TMĐT) để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, hình thành các hộ sản xuất nông nghiệp số, có gian hàng số, truy xuất nguồn gốc số...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục