Nhà máy Z183: Sản phẩm trụ nước chữa cháy BQP chiếm 61% thị phần trong nước

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/6/2022 | 2:04:13 PM

YênBái - Vừa qua, giải pháp “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo trụ nước chữa cháy BQP” của nhóm tác giả: Vương Chí Toại, Phan Quang Phúc, Trần Minh Tuyên - Nhà máy Z183, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng đã đoạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (năm 2020 - 2021).

Công nhân Nhà máy Z183 chế tạo sản phẩm trụ nước chữa cháy BQP.
Công nhân Nhà máy Z183 chế tạo sản phẩm trụ nước chữa cháy BQP.

Trụ nước chữa cháy là một trong những thiết bị cứu hỏa quan trọng để cung cấp nước cho công tác cứu hỏa, là thiết bị chữa cháy chuyên dùng được lắp đặt vào hệ thống đường ống cấp nước dùng để lấy nước phục vụ chữa cháy. Trước khi có giải pháp, sản phẩm trụ nước chữa cháy của Nhà máy Z183 sản xuất ký hiệu là trụ TN-00.

Thực tế sử dụng cho thấy, khối lượng sản phẩm còn nặng và đôi khi xảy ra lỗi kỹ thuật, như: bị rung lắc khi bơm nước vào, ảnh hưởng tới độ bền của sản phẩm. Sản lượng có thời điểm không đáp ứng được nhu cầu tiến độ của khách hàng, nguy cơ bị mất thị phần lớn, đặc biệt khi tiềm tàng nhiều đối thủ mới sẽ gia nhập vào thị trường trong thời gian gần. 

Do đó, yêu cầu cấp thiết là phải nghiên cứu, cải tiến trụ nước chữa cháy TN-00, tạo ra sản phẩm trụ nước chữa cháy kiểu dáng mới với các đặc điểm khác với các doanh nghiệp khác như: độ bền, chắc chắn, đảm bảo về chất lượng, độ tin cậy, giá cả, tiến độ giao nhận hàng theo yêu cầu. 

Theo đó, nhóm tác giả đã thay đổi kết cấu trụ từ 4 phần thành 3 phần để giảm chi tiết phải gia công, giảm các mối lắp ghép và giảm số lượng gioăng cho các mối ghép; cụm van chuyển từ thân trụ 3 lên vị trí thân trụ 1 giúp quá trình bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng khi không phải đào xuống dưới, kết cấu trục van ngắn lại, giảm tiêu hao vật tư… 

Sản phẩm sau khi được Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) kiểm định và cho phép đưa vào sử dụng tại các công trình phòng cháy, chữa cháy tại Việt Nam, nhóm tác giả đã lập hồ sơ, thủ tục đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp. 

Sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 31477, cấp bằng theo Quyết định số 14163w/QĐ-SHTT, ngày 22/9/2020. Đến nay, sản phẩm trụ nước chữa cháy BQP của Nhà máy Z183 có mặt tại nhiều công trình, dự án lớn trên toàn quốc. 

Sản phẩm trụ nước chữa cháy BQP có kiểu dáng, kết cấu mới chưa từng có ở Việt Nam hay các nước trên thế giới, được kiểm tra đạt yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379:1998 về thiết bị chữa cháy. Sản phẩm còn có kết cấu đơn giản, ưu việt hơn các sản phẩm trụ nước chữa cháy khác trên thị trường nhưng vẫn đảm bảo tính năng sử dụng. 

Giải pháp không chỉ khắc phục các nhược điểm mà còn giảm chi phí sản xuất, giá thành và tăng năng suất, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Giải pháp đã giúp giảm 750.000 đồng/sản phẩm chi phí chế tạo, tiết kiệm được gần 4 tỷ đồng/năm cho Nhà máy. 

Với giá bán 6 triệu đồng/sản phẩm, sản phẩm đã mang lại doanh thu cho Nhà máy 30 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, hệ thống kênh phân phối sản phẩm trụ nước chữa cháy BQP đã phát triển vào thị trường miền Nam với việc mở rộng thêm 3 nhà phân phối chính mới. Theo báo cáo thống kê hàng năm về tình hình tiêu thụ của trụ nước chữa cháy trên toàn quốc, trụ nước chữa cháy BQP đã chiếm khoảng 61% thị phần trong nước vào năm 2021. 

Với sự thay đổi đột phá về cải tiến tăng năng suất, nâng cao khả năng cung ứng, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh, sản phẩm Trụ nước chữa cháy BQP đã bứt phá, dẫn đầu về doanh số bán hàng trong 3 năm liền. Đây là kết quả tích cực đánh dấu cho sự thay đổi chuyển mình liên tục, hiệu quả để bắt kịp xu thế thị trường và thị hiếu của khách hàng.

Hoài Anh

Tags trụ nước chữa cháy BQP Nhà máy Z183 phòng cháy chữa cháy cứu nạn cứu hộ Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Các tin khác

Giá gas bán lẻ trong nước tháng 6 sẽ tiếp tục giảm 31.000 đồng với bình 12 kg và 124.100 đồng với bình công nghiệp 48 kg.

Người dân đến mua sắm tại Siêu thị Winmart.

Những năm gần đây, hoạt động thương mại, dịch vụ (TMDV) trên địa bàn thành phố Yên Bái phát triển khá đa dạng; các hình thức TMDV hiện đại phát triển song song với TMDV truyền thống, ngày càng thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia.

Lãnh đạo Công ty TNHH Tân Phú kiểm tra an toàn hồ, đập chứa nước trên địa bàn huyện Trấn Yên.

Tuy gặp nhiều khó khăn, tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 nhưng thời gian qua, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã nỗ lực sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh, để phát triển bền vững, mỗi DNNN cần phải tích cực đổi mới, tái cơ cấu, kịp thời thích ứng để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đến thời điểm này, nông dân thị xã Nghĩa Lộ đã thu hoạch được 1.405 ha, chiếm khoảng 70%. Dự ước, năng suất đạt trên 63,5 tạ/ha, sản lượng 13.125 tấn. Cùng với thu hoạch lúa, bà con nông dân tích cực làm đất, chuẩn bị các điều kiện để gieo cấy vụ mùa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục