8 nhiệm vụ, giải pháp triển khai Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/7/2022 | 7:43:38 AM

Ngày 25/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký ban hành Quyết định số 888/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Một dự án điện gió tại thành phố Bạc Liêu. Ảnh minh họa
Một dự án điện gió tại thành phố Bạc Liêu. Ảnh minh họa

Một trong các mục tiêu cụ thể của Đề án là các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp, xử lý chất thải được đẩy mạnh. Đến năm 2030, khuyến khích sử dụng điện, năng lượng xanh trong giao thông vận tải, sử dụng 100% xăng E5; giảm 32,6% lượng phát thải khí nhà kính trong năng lượng, 43% trong nông nghiệp, 70% trong lâm nghiệp và sử dụng đất, đồng thời tăng 20% lượng hấp thụ carbon, 60,7% trong xử lý chất thải, 38,3% trong các quá trình công nghiệp (so với kịch bản phát triển thông thường). Các giải pháp thu hồi và lưu giữ carbon từ các nguồn phát thải lớn được nghiên cứu, áp dụng rộng rãi.

Đề án cũng nêu rõ nội dung về việc xác định chi tiết tiềm năng năng lượng gió, sóng ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam; xác định các khu vực biển thu hút các nhà đầu tư, đưa một số dự án điện gió ngoài khơi vào hoạt động ở các khu vực có tiềm năng; phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối chiếm ít nhất 33% tổng sản lượng điện phát; giảm tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch; tham gia các tổ chức năng lượng quốc tế.

Đề án đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu gồm: Hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách, pháp luật, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, không phát thải mới; công nghệ lưu trữ năng lượng và công nghệ thu, giữ và sử dụng carbon; thúc đẩy giảm phát thải trong giao thông và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Đồng thời, phát triển đô thị và công trình xây dựng xanh; phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, phát thải carbon thấp; bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững rừng; bảo vệ, phục hồi các nguồn tài nguyên, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, tăng cường năng lực, truyền thông; thúc đẩy ngoại giao khí hậu.

Trong đó, Đề án hướng tới phát triển các dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, thủy điện, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh khối...); nghiên cứu phát triển và sử dụng nhiên liệu amonia xanh, hydro xanh; lưu trữ năng lượng và phát triển công nghệ thu hồi, lưu giữ và sử dụng carbon; đánh giá tiềm năng, trữ lượng các loại khoáng sản phục vụ sản xuất pin, lưu trữ năng lượng, ứng dụng trong lắp ráp các thiết bị, phương tiện không phát thải.

Bên cạnh đó, mục tiêu của Đề án là tăng cường điện khí hóa và sử dụng hiệu quả năng lượng trong dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải; phát triển lưới điện thông minh, vận hành các nguồn năng lượng mới, nguồn điện linh hoạt; thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; phát triển ô tô điện tại Việt Nam.

Đề án cũng có nội dung về nghiên cứu thành lập Trung tâm Năng lượng tái tạo quốc gia nhằm phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm và quản trị quốc gia trong lĩnh vực này; xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng Tái tạo quốc tế (IRENA) và Liên minh Năng lượng Mặt trời quốc tế (ISA) để thúc đẩy các hoạt động chuyển dịch năng lượng, huy động các nguồn vốn cho ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng.

Ngoài ra, Đề án hướng tới thúc đẩy chuyển đổi phương thức vận tải từ đường bộ sang đường sắt, đường thủy nội địa và vận tải ven biển; tăng cường kết nối các phương thức vận tải kết hợp dịch vụ logistics chất lượng cao, giảm hệ số chạy rỗng của phương tiện. Chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng, nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng tại các đô thị; mở rộng, phát triển giao thông phi cơ giới.

Đồng thời, Đề án cũng thúc đẩy chuyển đổi hoạt động theo tiêu chí xanh, phát thải carbon thấp đối với các cảng, bến, nhà ga; phát triển hạ tầng cung cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông vận tải; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh, phát thải carbon thấp; triển khai các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển đô thị xanh, thông minh, sinh thái và các công trình xây dựng xanh, phát thải carbon thấp.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Ông Lường Trung Lập ở thôn Sang Đốm, xã Nghĩa Lợi thu hoạch thanh long.

Mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi đất ruộng và đất trồng cây ăn quả cằn cỗi sang trồng cây thanh long đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nhiều hộ dân thị xã Nghĩa Lộ. Mạnh dạn, năng động, dám đầu tư, nhiều hộ đã thu về vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Cán bộ Chi cục Thuế khu vực Nghĩa Văn - Trạm Tấu hướng dẫn doanh nghiệp khai thuế điện tử.

Năm 2022, Chi cục Nghĩa Văn - Trạm Tấu được tỉnh giao dự toán thu ngân sách (TNS) 521,1 tỷ đồng. Trong đó, thu cân đối 329,1 tỷ đồng, thu tiền giao đất 192 tỷ đồng. Nghị quyết HĐND phấn đấu thực hiện 528,5 tỷ đồng, trong đó, thu cân đối 329,5 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất 199 tỷ đồng.

Sau nhiều lần chậm tiến độ, nhà máy đốt rác phát điện tại bãi rác Nam Sơn (đặt tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã chốt ngày chính thức hoạt động.

Dòng tiền của người dân đang chảy mạnh vào kênh gửi tiết kiệm ngân hàng.

Sau 5 tháng đầu năm, người dân đã gửi thêm hơn 268.000 tỷ đồng vào các ngân hàng để lấy lãi, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục