Sau nhiều lần chậm tiến độ, nhà máy đốt rác phát điện tại bãi rác Nam Sơn (đặt tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã chốt ngày chính thức hoạt động.
|
|
Sáng nay (25/7), Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đã chính thức hòa lưới điện quốc gia với công suất phát điện từ việc đốt rác của giai đoạn 1 là 15 MW.
Việc vận hành nhà máy chia làm 3 giai đoạn với tổng số 5 lò đốt và 3 tổ máy phát điện. Giai đoạn 1 sẽ có 1 lò đốt và 1 tổ máy vận hành, khoảng 1.000 tấn rác tươi sẽ được nhà máy tiếp nhận mỗi ngày. Giai đoạn 2 gồm 2 lò đốt và giai đoạn 3 gồm 2 lò đốt nữa sẽ vận hành trong năm 2022.
Tổng công suất của nhà máy sẽ xử lý được 5.000 tấn rác/ngày; giải quyết được từ 60-70% lượng rác đang chôn lấp của TP Hà Nội hiện nay.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng bằng vốn nước ngoài. Chủ đầu tư là Công ty CP môi trường năng lượng Thiên Ý, Tổng thầu MCC (Trung Quốc) thực hiện. Dự án này được UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương từ cuối năm 2017, do nhà đầu tư nước ngoài thi công và vận hành. Đây được xem là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam với công suất 4.000 tấn rác khô, tương đương gần 5.000 tấn rác tươi mỗi ngày.
Như vậy, mỗi ngày, nhà máy này sẽ tiêu thụ đến 80% lượng rác cần chôn lấp mỗi ngày của TP Hà Nội. Nếu điều này thành hiện thực thì đây sẽ là lời giải cho bài toán xử lý rác của Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trên cả nước khi thực tế, các bãi chôn lấp rác đã gần đầy và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều nơi.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, mỗi ngày Hà Nội đang phát sinh từ 6.500 - 7.000 tấn rác/ngày, vấn đề ùn đọng rác thải đang gây nhức nhối với người dân. Những năm gần đây, rác thải đã nhiều lần ùn ứ tại trung tâm thành phố do bãi tiếp nhận rác ở Nam Sơn (Sóc Sơn) quá tải.
(Theo Vietnamnet)
Sau 5 tháng đầu năm, người dân đã gửi thêm hơn 268.000 tỷ đồng vào các ngân hàng để lấy lãi, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.
Việt Nam sẽ hướng tới mục tiêu từng bước hạn chế tiến tới dừng sản xuất và nhập khẩu ô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
Chuyển đổi số trong quản lý và cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng, ngăn ngừa các hành vi gian lận thương mại - đó là những hoạt động thiết thực mà Công ty Xăng dầu Yên Bái (XDYB) triển khai nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh xăng dầu (KDXD).
Qua gần 2 tháng triển khai cho vay vốn tín dụng ưu đãi (TDƯĐ) theo Nghị quyết số 11(NQ11) /NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ, nguồn vốn TDƯĐ từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lục Yên đã nhanh chóng lan tỏa, phát huy vai trò trợ lực góp phần giúp người dân, doanh nghiệp (DN) khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống sau đại dịch Covid-19.