Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hồ Bốn

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/8/2022 | 1:51:53 PM

YênBái - Việc triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi những năm gần đây đã tạo đà giúp nhân dân xã Hồ Bốn bứt phá trong phát triển kinh tế gia đình. Nhiều mô hình kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình chăn nuôi lợn của hộ ông Điêu Văn Toan ở bản Trống Là được hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.
Mô hình chăn nuôi lợn của hộ ông Điêu Văn Toan ở bản Trống Là được hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Với tổng diện tích lúa nước cả năm trên 285 ha, xã chủ động tuyên truyền, vận động nhân dân đưa các loại giống lúa lai vào gieo cấy trên 80% diện tích đảm bảo ổn định lương thực tại chỗ; còn lại là các loại giống thuần chất lượng cao như: Thiên ưu 8, DS 1, J02, Séng cù, TH1, nếp..., năng suất bình quân đạt trên 52 tạ/ha, tổng sản lượng đạt trên 1.490 tấn/năm. 

Đối với 350 ha trồng ngô, ngoài trồng các giống ngô thu hoạch già lấy hạt, nhân dân ở các bản Trống Gầu Bua, Háng Đề Chu, Trống Là còn chủ động chuyển đổi sang trồng giống ngô nếp xám mi ni để bán ngô non. Nhiều hộ có thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng/vụ từ trồng ngô nếp xám mi ni điển hình như hộ ông Giàng A Dơ, Vừ A Hù ở bản Nả Tà; Cứ A Nhà, Mùa A Súa ở bản Trống Là... 

Tận dụng thế mạnh khí hậu và thổ nhưỡng, mỗi vụ nhân dân mạnh dạn đưa cây lạc đỏ, khoai sọ vào trồng trên diện tích hơn 20 ha cho chất lượng tốt, đầu ra thuận lợi. 

Những năm gần đây, nhân dân xã Hồ Bốn còn tích cực phát triển cây trồng lâu năm với các giống đào, mận đỏ, hiện toàn xã đã phát triển được trên 1.000 gốc mận đỏ (có trên 500 gốc cho thu hoạch quả), gần 400 gốc cho sản lượng đạt từ 150 kg trở lên/cây, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ.  

Phát huy thế mạnh chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, xã chú trọng thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của tỉnh, tích cực vận động nhân dân tập trung phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn. Trong đó, thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2016 - 2020, xã Hồ Bốn xây dựng được 4 mô hình chăn nuôi trâu, bò từ 10 con trở lên/mô hình; 2 mô hình chăn nuôi gia cầm quy mô 1.000 con/mô hình và 2 mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm 30 con/lứa và 50 con/lứa. 

Đặc biệt, sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái (NQ 69) về hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, xã Hồ Bốn đã triển khai xây dựng được 21 mô hình chăn nuôi gồm: 2 mô hình chăn nuôi lợn quy mô 5 lợn nái, 50 lợn thịt; 17 mô hình chăn nuôi lợn quy mô 3 lợn nái, 20 lợn thịt và 2 mô hình chăn nuôi trâu, bò từ 10 con trở lên/mô hình, góp phần quan trọng tác động chăn nuôi của địa phương chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập cho nhân dân. 

Ông Điêu Văn Toan ở bản Trống Là phấn khởi chia sẻ: "Gia đình tôi không có đất sản xuất nông nghiệp, kinh tế chủ yếu dựa vào bán hàng tạp hoá nhưng do xã ít dân nên hàng hoá bán không được bao nhiêu. Năm vừa qua, nhờ có NQ 69 của tỉnh, tôi mạnh dạn mở rộng chuồng trại, mua thêm lợn giống đăng ký tham gia mô hình nuôi 3 lợn nái, 20 lợn thịt và cũng đã có thêm thu nhập để cải thiện đời sống”. 

Ông Mùa A Sùng cùng bản cũng cho biết: "Năm vừa qua tôi quyết tâm vay mượn thêm vốn đầu tư trên 50 triệu đồng nâng cấp chuồng trại, trồng hơn 0,5 ha cỏ và mua thêm 3 con bò giống để đăng ký tham gia mô hình chăn nuôi 10 con trâu, bò trở lên/mô hình. Hiện, tổng đàn trâu, bò của gia đình đã phát triển được 12 con, tôi coi đàn vật nuôi là khoản tiết kiệm của gia đình”. 

Ông Sùng A Bình - Chủ tịch UBND xã Hồ Bốn khẳng định: "Từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là nguồn lực từ các chính sách hỗ trợ sản xuất chăn nuôi của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, tư duy, nhận thức của nhân dân về phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá từng bước được nâng lên. Kinh tế trên địa bàn xã đã có bước chuyển biến tích cực qua từng năm, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện”. 

Châu Á

Tags Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hồ Bốn chăn nuôi sản xuất hàng hoá lạc đỏ khoai sọ

Các tin khác

Những năm gần đây, đồng bào Mông ở Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã biết tận dụng lợi thế khí hậu mát mẻ, nguồn nước trong lành để nuôi cá tầm thương phẩm. Tuy mô hình nuôi cá tầm mới xuất hiện, song đã mở ra cơ hội mới trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho bà con nơi đây.

Người dân đăng ký thuế tại Cục Thuế TP.HCM.

Số thu từ thuế thu nhập cá nhân ngày càng tăng nhanh, tăng khoảng 11 lần trong vòng 15 năm trở lại đây.

Nhà máy Samsung trong Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Tuần trước, truyền thông thế giới đưa tin gã khổng lồ công nghệ Apple có kế hoạch sản xuất đồng hồ thông minh Apple Watch và máy tính MacBook ở Việt Nam lần đầu tiên. Đây trở thành tin vui mới nhất cho ngành công nghiệp sản xuất trong nước.

Ngày 16/8/2022, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã ký ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng theo Nghị định 31/2022/NÐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN của NHNN.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục