Lục Yên phát triển chăn nuôi bền vững

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/9/2022 | 7:35:44 AM

YênBái - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Lục Yên luôn chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh địa phương tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Nhiều hộ đã chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia súc theo mô hình trang trại.

Lãnh đạo huyện Lục Yên kiểm tra các mô hình chăn nuôi trâu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Lãnh đạo huyện Lục Yên kiểm tra các mô hình chăn nuôi trâu mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Được chính quyền xã tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay, trong đó, thông qua chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên, năm 2016, hộ bà Hoàng Thị Luân, thôn Nà Vài, xã Minh Xuân đã vay 50 triệu đồng để đầu tư nuôi bò. Đến nay, gia đình bà đã có tiền tích lũy để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo bền vững. 

Bà Luân cho biết: "Nhờ nguồn vốn vay cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nên gia đình tôi có điều kiện phát triển chăn nuôi, tăng đàn. Qua đó, giúp gia đình cải thiện đời sống. Những năm gần đây, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cấp ủy, chính quyền xã Lâm Thượng đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, giúp phòng ngừa dịch bệnh, tiết kiệm chi phí lại giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế, trong đó, công tác phòng chống các loại dịch, bệnh được UBND xã quan tâm, chú trọng để đảm bảo đàn gia súc được bảo vệ tốt. 

Ông Hoàng Văn Cói - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Từ nhiều năm qua, chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế chủ đạo của xã. Vì vậy, cùng với việc tuyên truyền các hộ tăng đàn, xã còn tích cực phối hợp với các ngành chức năng của huyện triển khai nhiều giải pháp nhằm chăm sóc, bảo vệ tốt cho đàn vật nuôi nhằm tăng hiệu quả kinh tế.

Để hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, ngoài việc tranh thủ vốn đầu tư cho chăn nuôi theo Nghị quyết 69 HĐND tỉnh, ủy thác vay vốn qua ngân hàng, huyện Lục Yên còn có cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi trâu, bò tập trung; hỗ trợ tiền mua con giống, xây dựng chuồng trại... 

Nhờ đó, số lượng và chất lượng đàn gia súc của huyện được nâng cao. Đến nay, tổng đàn gia súc chính của huyện đạt  trên 105.000 con; trong đó, đàn trâu trên 18.000 con; đàn bò trên 1.600 con; đàn lợn hơn 85.000 con. 

Huyện đã quan tâm tạo điều kiện cho người dân giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi có kiểm soát, gia trại, trang trại; thúc đẩy chăn nuôi theo hướng liên kết, liên doanh và sản xuất theo chuỗi khép kín. 

Cùng đó, mở các lớp tập huấn, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương; đồng thời, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia súc. 

Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống trực tiếp với các giống có năng suất, chất lượng tốt. Đẩy mạnh chuyển đổi một số diện tích trồng lúa và một số cây trồng khác kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây thức ăn cho chăn nuôi gia súc, đặc biệt chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch, bệnh.

Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tập trung phát triển chăn nuôi ở những vùng có lợi thế về khí hậu và bãi chăn thả. Từ đó, mở rộng quy mô chăn nuôi hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đưa chăn nuôi trở thành một trong những hướng phát triển kinh tế chủ đạo của địa phương.

Khắc Điệp

Tags Lục Yên chăn nuôi hàng hóa xóa đói giảm nghèo Ngân hàng Chính sách xã hội Nghị quyết 69

Các tin khác

Tết Trung thu là dịp hoạt động kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo, đồ chơi trẻ em diễn ra sôi động. Đây cũng là lúc tình trạng buôn bán, vận chuyển các loại bánh Trung thu và đồ chơi không rõ nguồn gốc diễn ra, gây những nguy hại đối với người tiêu dùng.

Ảnh minh họa.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại không ban hành thêm điều kiện, thủ tục khác với quy định, không để xảy ra trường hợp khách hàng đúng đối tượng mà không được hỗ trợ lãi suất.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Khi các hợp tác xã, tổ hợp tác lâm nghiệp phát triển bền vững đồng nghĩa với việc hơn 5 triệu ha rừng được phát triển, góp phần quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Vườn bưởi chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình anh Trần Mạnh Hiến (bên phải) là thành viên Hợp tác xã Trồng cây ăn quả Quy Mông.

Xã Quy Mông, huyện Trấn Yên không chỉ có sản phẩm OCOP miến đao, mà năm 2021 còn xây dựng thành công “Bưởi Quy Mông” đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và đang phấn đấu nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao, đem lại giá trị kinh tế cao hơn cho nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục