Trấn Yên: Hiệu quả từ dự án nuôi gà thương phẩm

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/10/2022 | 7:41:57 AM

YênBái - Thông qua Dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi gà thương phẩm HAH-VCN đạt tiêu chuẩn VietGAHP tại tỉnh Yên Bái", thành viên Hợp tác xã Chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp MQ (HTX) ở xã Minh Quán, huyện Trấn Yên không những đã xây dựng thành công mô hình nuôi 10.000 con gà giống HAH-VCN theo quy trình VietGAHP mà còn làm chủ được các quy trình chăm sóc, sử dụng chế phẩm thảo dược bổ sung trong thức ăn, tạo sản phẩm an toàn, chất lượng cao.

Nhóm nghiên cứu kiểm tra cân nặng của gà HAH-VCN trước khi xuất chuồng.
Nhóm nghiên cứu kiểm tra cân nặng của gà HAH-VCN trước khi xuất chuồng.

HAH-VCN là giống gà mới, là kết quả lai tạo giữa trống Mông và mái nền HA-VCN (con lai giữa trống Mông và mái Ai Cập). Gà HAH-VCN vừa thừa hưởng nhiều đặc tính quý báu của gà H’Mông như thịt đen, xương đen, chất lượng thịt tốt, mỡ ít, thịt dai, chắc, thơm ngon và có tỷ lệ đồng đều gần 100%; lại vừa có khả năng sinh sản tốt hơn so với gà Mông thuần chủng. 

Để có căn cứ khoa học bổ sung giống gà này vào chăn nuôi gà thương phẩm tại tỉnh, đồng thời xây dựng một mô hình chăn nuôi chất lượng cao hoàn chỉnh để phổ biến nhân rộng, từ năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai Dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi gà thương phẩm HAH-VCN đạt tiêu chuẩn VietGAHP tại tỉnh Yên Bái". 

10 hộ thành viên HTX tham gia Dự án đã được chuyển giao 2 quy trình kỹ thuật gồm: quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm gà HAH-VCN chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAHP và quy trình sản xuất chế phẩm thảo dược bổ sung trong thức ăn chăn nuôi gà HAH-VCN với nhiều kỹ thuật thiết thực được phổ biến: kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đàn gà theo tiêu chuẩn VietGAHP; kỹ thuật theo dõi, mổ khám chẩn đoán bệnh trên gà; kỹ thuật sử dụng thuốc điều trị bệnh, sử dụng thảo dược bổ sung vào trong thức ăn chăn nuôi gồm riềng, cỏ sữa, rẻ quạt; thiết kế đệm lót, các chế phẩm vi sinh vật cải tạo đệm lót... 

Việc chuyển giao đào tạo lý thuyết được gắn kết với thực hành tại mô hình của HTX Chăn nuôi và dịch vụ MQ được thực hiện trước khi xây dựng mô hình để người dân làm chủ được quy trình kỹ thuật sau đó thực hiện xây dựng mô hình. 

Sau 2 năm nuôi thử nghiệm, việc chăn nuôi giống gà HAH-VCN đã khẳng định một hướng đi mới hiệu quả thể hiện ở năng suất, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện khí hậu của tỉnh Yên Bái với tỷ lệ nuôi sống trung bình từ 97,44 đến 98,25%; khối lượng gà cuối kỳ trung bình là 1,77 kg/con; lợi nhuận sau trừ chi phí đạt 28.000 đồng/con. 

So với việc chăn nuôi truyền thống thì chăn nuôi gà HAH-VCN đạt tiêu chuẩn VietGAHP cho hiệu quả cao hơn rõ rệt bởi các giống gà khác: gà ta lai, gà mía, gà hồ chỉ đạt mức lợi nhuận trung bình từ 16.000 - 18.000 đồng/con. Hơn nữa, thị trường đầu ra gà HAH-VCN khá ổn định, người chăn nuôi không phải lo ngại về vấn đề ứ đọng sản phẩm, yên tâm sản xuất phát triển sản phẩm chất lượng cao mang đậm bản sắc khu vực phía Bắc. 

Đơn vị chủ trì - Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ) cũng đã nghiên cứu, theo dõi khả năng sinh trưởng (sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối), quá trình chuyển hóa thức ăn để tính toán các thời điểm chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất như: tăng dinh dưỡng ở những tuần đầu do tốc độ sinh trưởng tăng nhanh và giảm dần lượng thức ăn từ sau 9 tuần tuổi; thời điểm xuất bán hợp lý nhất là giai đoạn từ 16 - 17 tuần tuổi... 

Bên cạnh đó, đơn vị chủ trì đã tiến hành xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà thịt HAH-VCN. 

Theo đó, cùng với các chuỗi sản xuất: con giống, thức ăn, vắc - xin, thuốc thú y, thảo dược, đơn vị chủ trì đã hướng dẫn, hỗ trợ HTX Chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp MQ liên kết với Công ty cổ phần phát triển chăn nuôi MB ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm gà HAH-VCN chất lượng cao đạt tiêu chuẩn VietGAHP với giá bán ổn định từ 70.000 - 75.000 đồng/kg, giúp người dân chủ động sản xuất cho các đợt tiếp theo, quay vòng vốn thuận lợi và 2 hộ tham gia mô hình cũng đã được cấp giấy chứng nhận VietGAHP. 

Dự án đã góp phần nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi gà cho người dân, giảm tình trạng sử dụng và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thúc đẩy sử dụng thảo dược là một trong những giải pháp để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi. Từ đó, giúp người dân thay đổi nhận thức và tư duy về chăn nuôi bền vững, hiệu quả, phù hợp với xu thế thị trường.

Hoài Anh

Tags Trấn Yên nuôi gà thương phẩm HAH-VCN VietGAHP Minh Quán thị trường

Các tin khác
Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Trấn Yên.

UBND tỉnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là các khu vực trọng điểm; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng...

Người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây dâu.

3 tháng đầu năm, người dân Trấn Yên đã trồng mới được 90 ha, bằng 58,5% kế hoạch năm, nâng tổng diện tích dâu toàn huyện lên 999 ha.

Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến về giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 với 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng SJC...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục