Lục Yên: Nhiều nguồn thu ngân sách đạt cao so với cùng kỳ

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/10/2022 | 7:44:35 AM

YênBái - Năm 2022, Lục Yên được giao thu ngân sách (TNS) 297,5 tỷ đồng; trong đó, thu cân đối 167,5 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất 130 tỷ đồng; huyện phấn đấu thu 305 tỷ đồng. Để hoàn thành, từ đầu năm đến nay, huyện đã đề ra nhiều giải pháp sát với thực tế nên TNS đạt nhiều kết quả khả quan, đáng ghi nhận.

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Lục Yên hướng dẫn các hộ kinh doanh nộp thuế qua ứng dụng eTax Mobile.
Cán bộ Chi cục Thuế huyện Lục Yên hướng dẫn các hộ kinh doanh nộp thuế qua ứng dụng eTax Mobile.

Ông Nguyễn Quốc Huy - Chi cục trưởng Chi cục Thuế Lục Yên cho biết: "Do ảnh hưởng từ  xung đột Nga - Ukraina cùng với ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến chi phí sản xuất, kinh doanh (SXKD) tăng cao, doanh nghiệp (DN) ngưng trệ sản xuất hơn 2 năm qua và một số DN bị cạn kiệt nguồn tài chính. Trong khi đó, đặc thù của Lục Yên có số thu chiếm tỷ trọng lớn từ những DN khai thác chế biến khoảng sản, mà các DN này đều chịu sự tác động rất lớn từ các yếu tố nước ngoài. 

Hiện tại, thị trường các nước khu vực và thế giới đang phục hồi tích cực, nhưng thị trường vẫn chưa được khơi thông; do đó, vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến SXKD của DN, số kê khai và nộp thuế giảm so với cùng kỳ các năm trước, chưa hoàn toàn phục hồi.

Trước thực trạng đó, Chi cục đã tham mưu với UBND huyện ban hành các văn bản; trong đó, chú trọng tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và giải quyết các vướng mắc để người nộp thuế được hưởng tối đa các chính sách của Nhà nước về tháo gỡ khó khăn cho DN, hộ kinh doanh, người lao động”. 

Theo đó, từ các Nghị định số 15, 34 của Chính phủ, Chi cục Thuế Lục Yên đã tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan chức năng thực hiện tốt chương trình chuyển đổi số, nhất là trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đăng ký DN, đăng ký kê khai nộp thuế, hóa đơn điện tử; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân và DN trong đầu tư mở rộng SXKD; thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích đầu tư, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, vào SXKD, nhất là các DN có công nghệ chế biến sâu, công nghệ sạch, nhằm nâng cao giá trị gia tăng đơn vị sản phẩm đá trắng trên địa bàn; thu hút các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực, các ngành mà huyện có tiềm năng lợi thế nhưng chưa được khai thác tốt như chế biến gỗ, vật liệu xây dựng. 

Cùng đó, Chi cục chủ động rà soát, phân tích cụ thể các nguồn thu, nắm chắc tình hình SXKD của DN; trong đó, tập trung vào một số nguồn thu trọng điểm như khai thác khoáng sản, xây dựng để xây dựng kịch bản thu và điều hành thu; tăng cường quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; trong đó, tập trung thu hồi các khoản nợ đọng thuế năm trước chuyển sang và đôn đốc các khoản nợ phát sinh; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thu như các nguồn thu từ đất, các giải pháp chống thất thu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, phương tiện vận tải… để bù đắp cho các nguồn thu khó khăn, góp phần hoàn thành dự toán được giao. 

Ông Hoàng Tuấn Khải - Công ty TNHH Khai thác và Chế biến đá Tường Phú cho biết: "Tuy gặp nhiều khó khăn chung, nhưng được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của huyện và ngành thuế, Công ty đã có các giải pháp, chiến lược SXKD nên đã duy trì và phát triển sản xuất. Qua đó, 9 tháng đầu năm Công ty đã nộp thuế gần 6 tỷ đồng”.

Với các giải pháp phù hợp, sát với thực tế của địa phương, đến ngày  30/9/2022, huyện Lục Yên thu đạt 218 tỷ đồng, đạt 73,4% so với dự toán tỉnh giao, đạt 71,6% so với dự toán huyện giao và bằng 114,8% so với cùng kỳ; trong đó, có một số nguồn thu đạt cao như: thu quốc doanh đạt 4,7 tỷ đồng, bằng 95% so với dự toán giao và bằng 160% so với cùng kỳ; thuế thu nhập cá nhân đạt 15 tỷ đồng, đạt 149% so với dự toán giao và bằng 229% so với cùng kỳ; lệ phí trước bạ đạt 9,7 tỷ đồng, đạt 103% so với dự toán giao và bằng 213% so với cùng kỳ...

Để hoàn thành số thu còn lại, 3 tháng cuối năm, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, cá nhân kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh, tăng cường rà soát, quản lý, khai thác các nguồn thu phát sinh, tạo điều kiện cho người nộp thuế; xây dựng kế hoạch, lộ trình, cụ thể hóa các chỉ tiêu cấp trên giao để tổ chức thực hiện; chủ động rà soát các lĩnh vực có thể khai thác tốt các nguồn thu. Đồng thời, tổ chức đối thoại giữa chính quyền với DN nhằm đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN nhằm phấn đấu hoàn thành mục tiêu thu 305 tỷ đồng mà huyện đề ra.

Văn Tuấn

Tags Lục Yên thu ngân sách

Các tin khác
Mô hình chăn nuôi gà đen giống bản địa của chị Sùng Thị Vùa, bản Đề Sủa, xã Lao Chải.

Xã Nậm Khắt có 17 hộ tham gia 3 hợp tác xã (HTX) phát triển trồng hoa hồng Pháp và rau các loại với diện tích hơn 43 ha; trồng mới trên 30 ha hồng không hạt và 17 ha táo ghép ở các bản: Lả Khắt, Páo Khắt, Hua Khắt, Làng Sang. Không riêng Nậm Khắt mà 14 xã, thị trấn của huyện Mù Cang Chải đều tận dụng thế mạnh tại chỗ phát triển những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp thành những mô hình, vùng chuyên canh...

Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã xảy ra 34 ổ dịch cúm gia cầm tại 19 tỉnh, thành phố -Ảnh minh họa

Sau khi Bộ Y tế thông tin có 1 trường hợp người nhiễm virus cúm gia cầm, chủng A/H5 tại tỉnh Phú Thọ, ngày 21/10, Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có công điện khẩn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm.

Hiện nay, nghề trồng dâu nuôi tằm đã trở thành một trong những mũi kinh tế chủ lực của Trấn Yên với trên 1.500 hộ dân trồng dâu và nuôi tằm thuộc 12 xã của huyện.

Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La Hoàng Đình Mưu (thứ 2 bên trái sang) hướng dẫn người dân kỹ thuật sơ chế măng tươi.

Đồng chí Hoàng Đình Mưu - Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn cho biết: "Tre măng Điền trúc được trồng tại địa phương từ năm 2008. Đến nay, cây tre măng Điền trúc đang là một trong những cây chủ lực trong phát triển kinh tế tại địa phương..."

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục