Hiệu quả của dự án trồng cây cỏ ngọt Stevia ở thị xã Nghĩa Lộ

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/11/2022 | 1:53:48 PM

YênBái - Những năm gần đây, Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông lâm thủy sản TNĐ có trụ sở tại thị xã Nghĩa Lộ được biết đến là công ty đi đầu trong lĩnh vực đưa các giống cây con mới có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng. Nổi bật nhất là dự án triển khai sản xuất lúa Séng cù nguyên chủng chất lượng cao tại Mường Lò và dự án trồng cây cỏ ngọt Stevia tại các tỉnh: Yên Bái, Hà Giang, Lao Cai.

Cỏ ngọt trồng tại thị xã Nghĩa Lộ được Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông - lâm, thủy sản TNĐ sơ chế để xuất khẩu.
Cỏ ngọt trồng tại thị xã Nghĩa Lộ được Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông - lâm, thủy sản TNĐ sơ chế để xuất khẩu.

Các hộ nông dân tham gia dự án đã cho thu nhập cao gấp 3 lần trồng lúa. Việc đưa vào trồng cây cỏ ngọt là một hướng đi mới, góp phần vào chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển các sản phẩm chủ lực nông lâm nghiệp và thủy sản; đồng thời, đang mở ra hướng đi giúp người dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Dự án cũng cho thấy hiệu quả của hình thức doanh nghiệp cung cấp giống, chuyển giao công nghệ, cho cán bộ kỹ thuật giám sát.

Bà Phạm Thị Đông - Giám đốc Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông lâm thủy sản TNĐ cho biết, nhận thấy thị xã Nghĩa Lộ có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho cây cỏ ngọt phát triển trồng cây cỏ ngọt Stevia, năm 2018 Công ty đã triển khai dự án tại 14 xã, phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ. 

Thời gian đầu, Công ty triển khai dự án trồng cỏ ngọt cho một số hộ ở thị xã Nghĩa Lộ và đến nay đã triển khai tại các tỉnh: Hà Giang, Lao Cai. Sản phẩm được xuất khẩu sang Phần Lan qua đối tác là công ty tại thành phố Hồ Chí Minh. 

Để đáp ứng được chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn xuất khẩu, Công ty đã tổ chức cho nông dân ở thị xã Nghĩa Lộ đi tham quan vườn giống, tập huấn quy trình trồng cây cỏ ngọt, hỗ trợ 50% cây giống, 50% tiền phân bón; đặc biệt hơn cả là phần đối ứng của người nông dân được trả chậm và trừ dần vào phần thu mua sản phẩm sau thu hoạch.

Tại xã Thanh Lương, gia đình bà Bùi Thị Linh tham gia ký hợp đồng với Công ty cho biết, nhà bà có 1.800 m2  ruộng, mỗi năm trồng 2 vụ lúa, 1 vụ ngô đông và hoa màu các loại nhưng thu nhập không được cao. Khi được tuyên truyền, gia đình bà đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây cỏ ngọt. Được sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật Công ty, nên những luống cỏ ngọt của gia đình bà Linh đảm bảo trồng đúng quy trình, chất lượng, đảm bảo diện tích bề mặt cho cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển. 

Bà Phạm Thị Đông đưa ra phép tính, nếu trồng cây ăn quả hoặc cây lâm nghiệp trên diện tích đất này ít nhất cũng phải từ 3 - 5 năm mới có thu nhập, chi phí đầu tư cho 1 ha cây ăn quả, cây lâm nghiệp cũng tương tương cỏ ngọt. Còn nếu trồng lúa, 1 ha chi phí mỗi vụ khoảng 31 triệu đồng, sau 3 tháng thu được trên 54 triệu đồng, trừ chi phí cho thu nhập trên 23 triệu đồng/vụ, một năm 2 vụ lúa thu nhập 46 triệu đồng. Tuy nhiên, với cỏ ngọt được Công ty hỗ trợ giống, phân bón kỹ thuật và chỉ 2 tháng sau khi trồng là cho thu hoạch và 2 năm sau mới trồng lại. 

Gia đình chị Đồng Thị Lan ở phường Pú Trạng đăng ký trồng 800 m2 cỏ ngọt và cho biết, nhờ được sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật nên những luống cỏ ngọt đảm bảo trồng đúng quy trình kỹ thuật khiến cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt. Sau hơn 2 tháng cỏ ngọt đã cho thu hoạch lứa đầu tiên và cho thu nhập cao hơn những cây trồng khác. 

Bà Phạm Thị Đông cho biết thêm, với hình thức doanh nghiệp cung cấp giống, chuyển giao công nghệ, cho cán bộ kỹ thuật giám sát, nông dân góp đất và sức lao động, việc phát triển trồng cây cỏ ngọt trên quy mô lớn tại địa bàn các tỉnh: Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai là một hướng đi đúng, phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của người dân cũng như đáp ứng được phần nào những nỗ lực của doanh nghiệp dự án. Theo tính toán của dự án, mỗi héc - ta cho thu nhập khoảng 5 tấn cỏ khô, thu được gần 200 triệu đồng/năm và so với trồng lúa gấp 4 -5 lần. 

Việc Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông lâm thủy sản TNĐ đi đầu trong triển khai đưa vào trồng cây cỏ ngọt tại các tỉnh nêu trên, hứa hẹn là một lợi thế, động lực để nhân dân trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, phát triển kinh tế hộ gia đình theo định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực nông lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Yên Bái.  

Nhật Thanh - Xuân Tỉnh (Trung tâm TT và VH thị xã Nghĩa Lộ)

Tags trồng cây cỏ ngọt Stevia thoát nghèo Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông lâm thủy sản TNĐ gạo Mường Lò

Các tin khác
Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ phát biểu tại Hội thảo

Vừa qua, UBND thị xã Nghĩa Lộ tổ chức Hội thảo khoa học đóng góp ý kiến về mô hình quản lý, bộ công cụ nhận diện quảng bá Chỉ dẫn địa lý gạo Mường Lò.

Sáng 10/11, Hội Đông Y tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội thảo “Tiềm năng phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái”.

Một buổi giao dịch tại xã Hồ Bốn của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải.

Cùng với cán bộ tín dụng, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) được xem là cánh tay nối dài của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong thực hiện tín dụng chính sách (TDCS), tạo cầu nối giữa ngân hàng với người vay vốn bảo đảm công khai, dân chủ, đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị - xã hội.

Sản xuất bột đá xuất khẩu tại Công ty TNHH Một thành viên Vạn Khoa Lục Yên.

Từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn huyện Lục Yên có tốc độ phát triển khá và cơ bản đảm bảo kế hoạch đề ra. Mặc dù vậy, để hoàn thành giá trị sản xuất đạt 2.330 tỷ đồng trong năm 2022, những tháng cuối năm, huyện chú trọng thực hiện nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, thúc đẩy sản xuất CN-TTCN phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục