Xuất khẩu thủy sản của cả nước sắp cán mốc 11 tỉ đô la

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/11/2022 | 2:15:15 PM

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đều tăng trưởng ở mức hai con số, từ 18 đến 77%, lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ đạt 2 tỉ đô la. Bốn thị trường Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản chiếm 74% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm nay.

Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Trung Chánh
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Trung Chánh

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết năm 2022, xuất khẩu thủy sản dự đoán sẽ cán mốc 11 tỉ đô la. Trong số này, tôm đạt mức 4,3 tỉ đô la, tăng 30%, cá tra đã vượt 2 tỉ đô la, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm 2021 và có khả năng vượt 2,5 tỉ đô la cuối năm nay, cá ngừ lần đầu tiên xuất khẩu vượt mốc 1 tỉ đô la.

Tuy nhiên, dự báo tình hình ngành thủy sản năm 2023 có nhiều khó khăn do phụ thuộc vào tình hình thế giới và thị trường Trung Quốc chưa thể mở cửa sớm được trong cuối năm nay. Ngoài ra, nhiều đơn hàng của doanh nghiệp thủy sản bị hoãn đến cuối quí 1-2023. Theo dự đoán của các chuyên gia, từ quí 2-2023 triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ khởi sắc lại.

VASEP nhận định, nếu thị trường lên ở giai đoạn cuối quí 1-2023, có thể dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2023 ở mức trên 10 tỉ đô la. Doanh nghiệp cần tận dụng tốt khoảng thời gian này để chuẩn bị tốt hơn cho các hoạt động sản xuất, tính toán chi phí sản xuất một cách tối ưu và nâng cao chất lượng sản phẩm trong giai đoạn sắp tới.

(Theo KTSG)

Các tin khác
Mô hình trồng quế giống của gia đình chị Thuận mỗi năm cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Ảnh: Văn Đức.

Nhiều mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn tỉnh Yên Bái, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, vươn lên thoát nghèo.

Đoàn viên của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái hướng dẫn người dân trồng quế tại xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu. Ảnh: Tiến Khánh - TTXVN.

Qua 10 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả rõ rệt. Cuộc sống của người làm nghề rừng được cải thiện đáng kể, góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao.

Cả nước hiện có khoảng 300.000 môi giới bất động sản đang hoạt động. Tuy nhiên, số lượng môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề rất khiêm tốn, đạt khoảng 35.000 người.

Với môi giới mới vào nghề hoặc hoạt động trong thời gian ngắn từ 1-2 năm thì hầu hết là rời bỏ thị trường, đổi nghề vì không thể kiên trì khi thị trường bất động sản trầm lắng với rất ít giao dịch, môi giới nhiều tháng không có thu nhập.

Lãnh đạo Đảng ủy Khối CQ&DN tỉnh tham gia hoạt động tuyên truyền về chuyển đổi số tại doanh nghiệp.

Những năm qua, Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp (CQ&DN) tỉnh tích cực chỉ đạo cải thiện môi trường kinh doanh (CTMTKD), nâng cao chất lượng quản lý, điều hành; thúc đẩy thu hút đầu tư, sớm đưa các dự án vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, công tác hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ DN trên địa bàn có nhiều đổi mới, thích ứng nhanh, linh hoạt trong bối cảnh dịch Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục