Nghề nuôi ong ở Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Mật ong Mù Cang Chải là một trong những đặc sản của Yên Bái. Từ lâu nó đã được người tiêu dùng gần xa ưa chuộng vì chất lượng mật tốt, màu vàng óng, sánh đặc, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ và chữa bệnh rất tốt. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi có rừng núi hoang sơ, khí hậu trong lành, nhiều rừng và thảm thực vật phong phú, nhiều nguồn mật hoa quý như sơn tra, thảo quả, màng mủ, đào, mơ, mận, nếp nương…

Nuôi ong mật ở Mù Cang Chải.
Nuôi ong mật ở Mù Cang Chải.

Vì vậy, nghề nuôi ong đã có từ lâu và nó phần nào giúp bà con có thêm thu nhập, cải thiện đời sống trang trải việc học hành cho con cái. Toàn huyện có 13 xã và một thị trấn thì cả 13 xã và thị trấn đều có người nuôi ong lấy mật. Theo thống kê hiện nay toàn huyện có gần 4.000 đõ ong hàng năm thu từ tiền bán mật cũng gần 1 tỷ đồng. Những nhà chỉ nuôi 5 đõ cũng cho thu nhập hơn một triệu đồng/năm, một số hộ có thu nhập cao từ nuôi ong như: Bà Lê Thị Lan, ông Nguyễn Trọng Việt ở thị trấn Mù Cang Chải; ông Giàng A Xà, Giàng Khua Sử, Giàng Vàng Của ở xã Nậm Khắt…

Nuôi ong không cần đầu tư lớn, người nuôi ong có thể tự tạo tìm kiếm dụng cụ nuôi ong và khai thác sản phẩm. Xin nói thêm mật ong ở đây được coi là đặc sản là bởi ong có nhiều sản phẩm quý như: Mật ong, phấn hoa, sữa chúa, nọc ong và đặc biệt là sáp ong giúp cho đồng bào làm chất liệu in trang phục truyền thống.
Tuy nhiên, điều đáng băn khoăn là nghề nuôi ong đã mang lại nguồn thu đáng kể cho đồng bào Mông, nhưng thực tế thì bà con vẫn theo kinh nghiệm chưa áp dụng được các biện pháp kỹ thuật mới nên năng suất và hiệu quả chưa cao. Qua khảo sát tình hình nuôi ong lấy mật của các xã cho thấy hầu hết các hộ nuôi ong bằng đõ truyền thống kiểu nằm khi khai thác mật phải cắt bánh tầng ong nên chu kỳ khai thác kéo dài, năng suất mật thấp bình quân chỉ đạt 5,2 kg/ đõ/năm và có nhược điểm là khó quan sát tình trạng đàn ong. Nếu nuôi bằng thùng cải tiến thì có thể khắc phục được nhược điểm trên, năng suất mật tăng 30 - 40%.

Mật ong Mù Cang Chải là một sản phẩm quý có ưu thế cạnh tranh. Vì vậy trong thời gian tới, Nhà nước cần quan tâm, có chính sách đầu tư hỗ trợ để người nuôi ong có cơ hội được học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như có thể thay đõ nằm truyền thống bằng thùng cải tiến, khi khai thác mật không cắt bánh tầng, không vắt thủ công mà dùng máy quay ly tâm, tập huấn cho bà con biết cách bảo vệ và chăm sóc đàn ong trong vụ đông, biết phát hiện và điều chị một số bệnh thường xảy ra trên đàn ong.  Mặt khác cần có chính sách thu gom mật để bà con không bị ép giá, đổi chác, bán rẻ, tiến tới thành lập hiệp hội nuôi ong tại Mù Cang Chải để xây dựng thương hiệu cho mật ong Mù Cang Chải. Ngoài sản phẩm mật và sáp cần hướng dẫn bà con thu hoạch phấn hoa, sữa chúa, nọc ong để làm tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng cao.

 Nguyễn Thị Nhàn

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục