Du lịch Yên Bái: Những vấn đề đặt ra

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Phát triển du lịch là một tất yếu đối với mọi quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ, du lịch đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về tinh thần và vật chất của con người; các nước càng phát triển thì nhu cầu của người dân về du lịch càng cao. Thế giới quan niệm du lịch là một ngành công nghiệp không khói và thu nhập trong du lịch chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập quốc dân.

Một góc Khu du lịch Tân Hương (hồ Thác Bà).
Một góc Khu du lịch Tân Hương (hồ Thác Bà).

Theo tài liệu của Ban thư ký ASEAN: Năm 2005 lượng khách du lịch đến các nước: Việt Nam gần 3.467 triệu lượt khách; Thái Lan 11.624 triệu lượt, Malayxia 16.431 triệu lượt, Lào 1.095 triệu, Inđônêxia 5 triệu lượt khách. Tăng trưởng thu nhập từ du lịch bình quân 5 năm (2001 - 2005) của Việt Nam đạt 10%/năm; Lào đạt 9,05%/ năm, Malaixia đạt 7,15%/ năm và Inđônêxia đạt 0,04%/ năm. Giá trị các hoạt động du lịch của khối ASEAN năm 2003 chiếm 5 - 8% trong tổng GDP.

Yên Bái là một trong những địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, nằm trong nền văn minh sông Hồng, sông Chảy; là trọng điểm giao lưu giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, thiên nhiên đa dạng, phong phú với nhiều điểm du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử hấp dẫn. Đồng bào các dân tộc có nhiều nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt có hồ Thác Bà, một địa danh được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định là điểm du lịch sinh thái, cảnh quan thiên nhiên quốc gia…

 Nhận thức tầm quan trọng của kinh tế du lịch, những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển du lịch, trong đó phải kể đến sự phối hợp của 3 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai trong Chương trình Du lịch về cội nguồn.

Do vậy, các điểm du lịch bước đầu được đầu tư và khai thác như: du lịch sinh thái hồ Thác Bà, bình nguyên xanh Khai Trung (Lục Yên), Suối Giàng (Văn Chấn); du lịch cộng đồng, làng văn hóa thôn Ngòi Tu (xã Vũ Linh - Yên Bình), du lịch văn hóa dân tộc Mường Lò, du lịch văn hóa lịch sử. Số lượng khách du lịch đến tỉnh mỗi năm một tăng. Theo thống kê của ngành thương mại - du lịch, năm 2006 có trên 170.000 lượt khách, tăng 40.000 lượt khách so với năm 2005, trong đó khách nước ngoài là 9.400 lượt người. Có 60 cơ sở lưu trú, tăng 3,3 lần so với năm 2001, với 1104 phòng, gồm 1950 giường. Tổng đầu tư cho lĩnh vực du lịch đạt 89,5 tỷ đồng, tăng 4,2 lần so với năm 2001. Doanh thu về du lịch đạt khoảng 45 tỷ đồng, tăng 3,2 tỷ đồng so với năm 2005.

 

Khách du lịch thưởng thức các món ăn đặc sản tại làng văn hóa Ao Luông, xã Sơn A (Văn Chấn).

Tổng đầu tư cho lĩnh vực du lịch đạt 89,5 tỷ đồng, tăng 4,2 lần so với năm 2001. Doanh thu về du lịch đạt khoảng 45 tỷ đồng, tăng 3,2 tỷ đồng so với năm 2005.

Tuy nhiên, ngành du lịch của tỉnh Yên Bái chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đóng góp của du lịch năm 2006 mới chiếm 0,75% GDP toàn tỉnh. Chưa có một quy hoạch tổng thể về du lịch, các trọng điểm du lịch đã được xác định, nhưng đầu tư còn quá ít; các điểm du lịch lại phân tán, chưa quy hoạch thành tuyến, dễ tạo ra du lịch đơn điệu, thiếu hấp dẫn, thời gian lưu trú của khách du lịch ngắn; chưa có những sản phẩm du lịch đích thực và dịch vụ phong phú, nên chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch (bình quân một ngày đêm khách du lịch chi tiêu khoảng 200.000 đồng, trong đó chủ yếu là chi tiêu ăn và nghỉ, còn các dịch vụ khác không đáng kể).

Chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vốn phát triển du lịch chưa được hấp dẫn, nên số lượng doanh nghiệp hoạt động du lịch ít. Chất lượng khách sạn, nhà nghỉ thấp, mới có 4 cơ sở đạt tiêu chuẩn 2 sao và 4 cơ sở xếp hạng 1 sao. Nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn quá mỏng và thiếu tính chuyên nghiệp. Toàn tỉnh có 1.540 người làm việc trong lĩnh vực du lịch thì  có khoảng 30% qua đào tạo, nhưng cũng chỉ có 139 người được đào tạo đúng chuyên ngành. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch và phát triển du lịch còn nhiều lúng túng; chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành chức năng và các địa phương trong phát triển du lịch.

Chính những tồn tại trên làm cho sức hút khách du lịch đến Yên Bái còn rất hạn chế, mới chỉ là điểm dừng chân của khách du lịch, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh.

Phát triển du lịch đã được Đảng bộ tỉnh xác định là hướng ưu tiên sau phát triển công nghiệp. Phát triển kinh tế du lịch nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH; kinh tế du lịch phát triển sẽ khai thác được tiềm năng thế mạnh của các địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho kinh tế dịch vụ phát triển nhanh, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động.

Để du lịch phát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế quan trọng, chúng ta cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản.

Đó là, hoàn thành quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về du lịch. Đối với Yên Bái, tập trung phát triển mạnh các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử.

Xác định và xây dựng các trọng điểm du lịch, các tuyến du lịch; phối hợp được các loại hình du lịch trong tuyến để tạo sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Tại các điểm du lịch cần có nhiều hình thức dịch vụ, sản phẩm đặc trưng để khuyến khích và tạo điều kiện cho khách du lịch mua sắm, tiêu tiền. Đối với du lịch sinh thái, tập trung vào du lịch sinh thái hồ Thác Bà, vùng chè đặc sản Suối Giàng, suối nước nóng ở Văn Chấn, Trạm Tấu; khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (Văn Yên), Khau Phạ (Mù Cang Chải)… Du lịch văn hóa lịch sử tập trung vào văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, mà trọng điểm là văn hóa Mường Lò. Tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, nơi thờ các anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước qua các thời đại.

Phát triển du lịch theo hướng hiện đại, bền vững, bảo đảm hài hoà gắn bó thiên nhiên với con người.

Đẩy mạnh xã hội hóa du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch; có bước đi thích hợp và phù hợp với điều kiện của từng địa phương; trong dó khuyến khích các hộ gia đình làm du lịch, gắn với du lịch ngay tại cộng đồng.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho hoạt động du lịch, tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, am hiểu lịch sử, văn hóa của tỉnh.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa tỉnh với các địa phương trong tỉnh, trong quản lý và phát triển du lịch. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với tỉnh Phú Thọ, Lào Cai trong Chương trình Du lịch về cội nguồn; mở rộng liên kết tạo các tuyến du lịch với các tỉnh Tuyên Quang, Sơn La, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương trong phát triển du lịch.

Và cuối cùng là hoàn chỉnh cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch thông thoáng, cởi mở để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh và  khách du lịch đến với Yên Bái ngày một nhiều hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển.

     Bảo Vân - Minh Lý

Các tin khác
Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh.

Giá xăng trong nước hôm nay (9/5) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm mạnh. Mỗi lít xăng RON 95 giảm tới 1.410 đồng, giá bán xuống mốc 23.540 đồng/lít.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn thăm mô hình chăn nuôi của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Đô, thôn An Thái, xã Minh An.

Thời gian tới, huyện Văn Chấn thường xuyên rà soát khó khăn, vướng mắc, kịp thời đề xuất, trình cấp có thẩm quyền để triển khai tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; thành lập các tổ, nhóm hợp tác liên kết có đủ năng lực để tham gia dự án phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương...

Mô hình nuôi gà đen thương phẩm được hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh tại xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó, Nghị quyết 69 và Nghị quyết số 05 của HĐND tỉnh đã tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp tái cơ cấu theo hướng hàng hóa, tập trung.

Hộ anh Sùng A Gư ở thôn Suối Xuân, xã Phình Hồ làm chuồng trại kiên cố chăn nuôi trâu phát triển kinh tế.

Đến nay, xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu còn có trên 340 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm với tổng đàn gia súc đạt gần 2.050 con, đàn gia súc khác là 256 con trong đó có 501 con trâu, 343 con bò, 1.201 con lợn, 16 con ngựa, 242 con dê; tổng đàn gia cầm là trên 6.500 con.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục